Có ý tưởng từ khi còn là sinh viên năm 1, đoạt giải nhì cuộc thi Nhân tài đất Việt 2015 và khởi nghiệp thành công với ứng dụng Busmap, Lê Yên Thanh đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho các bạn trẻ.


Sinh viên hào hứng với chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp từ các chuyên gia

Chiều nay 15.5, trong chương trình giao lưu phát động giải thưởng Nhân tài đất Việt, hàng trăm sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM đã được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về việc biến ý tưởng thành sản phẩm và khởi nghiệp thành công từ sản phẩm đó.

Tạo ra sản phẩm xã hội cần

Có mặt tại chương trình, Lê Yên Thanh, cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, người từng đoạt giải nhì cuộc thiNhân tài đất Việt năm 2015với sản phẩm Busmap, một ứng dụng dành cho người đi xe buýt tại TP.HCM. Hiện ứng dụng này có trên 5 triệu lượt người dùng/tháng nhưng chỉ mất chi phí 20 USD để chạy trên máy chủ. Yên Thanh hiện là Giám đốc công nghệ, đồng sáng lập Jobhop.


Lê Yên Thanh nói về cách khởi nghiệp thành công ẢNH: MỸ QUYÊN

Yên Thanh cho biết: "Có 3 yếu tố khiến bạn khởi nghiệp thất bại: sản phẩm không có 'team' làm, sản phẩm không có vốn và sản phẩm làm ra không có người sử dụng. Ngày nay, các bạn trẻ rất giỏi về chuyên môn và công nghệ. Nhưng lại có một hạn chế trong việc sử dụng công nghệ đó để tạo ra một sản phẩm giúp ích được cho người tiêu dùng. Một sản phẩm không có người dùng thì sẽ thất bại”.

Yên Thanh chỉ ra điểm yếu chung của bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp, đó là phần lớn có tư duy "Tôi có kiến thức, tôi có ý tưởng, tôi sẽ tạo ra sản phẩm tôi muốn”. Trong khi, lẽ ra phải tư duy ngược lại: "Tôi sẽ làm sản phẩm để giải quyết nhu cầu, vấn đề trong cuộc sống. Tôi sẽ tìm phương tiện, kiến thức, phương pháp để làm ra sản phẩm đó”. Nghĩa là phải biết người tiêu dùng đang cần sản phẩm gì trước, chứ không phải là làm cái mà mình có thể làm trước.

hải ứng dụng công nghệ vào khởi nghiệp

Theo các chuyên gia, ngày nay, để khởi nghiệp thành công, nhất định các bạn trẻ phải biết ứng dụng công nghệ vào việc điều hành, quản lý công việc.

Ông Ninh Gia Hạnh, Giám đốc điều hành MyXteam, thành viên HĐQT Ibosses Việt Nam, nhận định: "Công nghệ sẽ giúp cho một doanh nghiệp không cần phải có quá nhiều nhân sự nhưng vẫn có thể làm được một khối lượng công việc tuyệt vời. Các bạn có thể sử dụng công nghệ để bán hàng tự động, chăm sóc khác hành tự động, nó giúp cùng lúc trò chuyện với hàng nghìn người, thay vì phải có một bộ phận đi tiếp thị, gặp gỡ khách hàng”.

Vì thế, theo ông Hạnh, điều đầu tiên bạn trẻ khởi nghiệp phải biết ứng dụng công nghệ vào việc lập kế hoạch, quản lý kế hoạch, quản lý nhân sự… "Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, chủ doanh nghiệp có thể tạo ra các nhóm làm việc hiệu quả, trao đổi công việc thông qua hệ thống, truy cập kiểm tra xem ai đang làm gì, có làm đúng thời hạn hay không… ở mọi lúc mọi nơi”, ông Hạnh chia sẻ.

Ông Nguyễn Long, Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam cũng cho rằng, bạn trẻ nên dùng kiến thức để giải quyết những bài toán đơn giản nhất nhưng có giá trị sử dụng cao và nhất định phải đưa nền tảng công nghệ vào sản phẩm. "Ở thời đại này, chỉ cần sản phẩm của bạn có công nghệ nhanh hơn người khác một giây là bạn đã thắng”, ông Long nhận định.

 


                                                                          Theo báo Thanh Niên

Các tin khác


Dành nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà

(HBĐT) - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hoà Bình (BIDV chi nhánh Hoà Bình) là một trong những ngân hàng chủ lực trên địa bàn tỉnh. Với mạng lưới khá rộng, nằm trên các địa bàn trọng điểm như TP Hoà Bình, huyện Lương Sơn, Cao Phong, từ đầu năm đến nay, BIDV Hoà Bình đã có những hoạt động nổi bật, đóng góp đáng kể vào phát triển KT - XH của tỉnh.

Căng thẳng sức ép tiến độ giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12 đi quốc lộ 1 đang đứng trước sức ép căng thẳng về tiến độ, theo kế hoạch phải cơ bản hoàn thành công tác thi công trong năm 2018. Khối lượng công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) lớn, trong khi đó yêu cầu đặt ra là đến ngày 30/6 phải hoàn thành GPMB 80% và đến ngày 30/9 hoàn thành 100%. UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư, các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ GPMB, tổ chức thi công theo kế hoạch đề ra.

Vùng 135 Yên Thủy xóa đói, giảm nghèo bền vững

(HBĐT)-Những tuyến đường gồ ghề, lầy lội từng bước được cứng hóa bằng bê tông. Những thửa ruộng một vụ bạc màu theo năm tháng giờ xanh mướt những giàn dưa, bí; bạt ngàn màu xanh của vùng mía nguyên liệu; trải dài cây dược liệu quý mang tên cà gai leo. Những trang trại, gia trại nuôi gà bản địa từ vài trăm đến vài nghìn con, Vườn tạp giờ đã là vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao… Đó là minh chứng thể hiện rõ sự đổi thay trong nếp nghĩ, cách làm của người dân các xã vùng 135 huyện Yên Thủy đã chuyển từ "tự sản, tự tiêu” sang sản xuất hàng hóa để xóa đói, giảm nghèo bền vững và làm giàu trên vùng đất quê hương.

Chuyển đổi trên 7.523 ha cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Theo đó tổng diện tích chuyển đổi trên 7.523 ha gồm trên 5.565 ha cây hàng năm, 979 ha cây lâu năm và xây dựng kế hoạch chi tiết diện tích chuyển đổi đối với các địa phương.

Cục thuế tỉnh: Đối thoại, cập nhật chính sách mới tới người nộp thuế

(HBĐT) - Sáng 11/5, Cục thuế tỉnh phố hợp với Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn chính sách thuế, đối thoại với người nộp thuế. Thành phần tham dự bao gồm các giám đốc, kế toán trưởng các doanh nghiệp thuộc Cục thuế tỉnh quản lý, Hội doanh nghiệp trẻ, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục