(HBĐT) - Ngày 20/6, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, TP Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.


Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.

 

Sở Kế hooạch- Đầu tư đã báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị, đề xuất của DN, nhà đầu từ trong các cuộc hội nghị đối thoại năm 2017 và trả lời về những khó khăn, vướng mắc của DN, nhà đầu tư những năm 2018. Tiếp đó, Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đã nêu khó khăn , vướng mắc đang gặp phải đề nghị UBND tỉnh quan tâm tháo gỡ như: Chỉ đạo khắc phục tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo nhiều lần trong năm gây khó khăn cho DN. Đề nghị quy định mức giá đền bù tối thiểu và tối đa đối với các dự án do nhà đầu tư tự thỏa thuận đền bù, GPMB. Đề nghị giải ngân vốn nợ đọng trong lĩnh vực xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, đặc biệt là các DN thi công các công trình tái định cư, công trình khẩn cấp bị ảnh hưởng do bão lũ. Quy hoạch đất làm kho chứa hàng hóa, thu hồi những dự án không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả để giao đất cho các DN khác có năng lực thực hiện tại khu vực TP Hòa Bình. Đề nghị có quy hoạch cụ thể các lĩnh vực, ngành, nghề ở khu vực các huyện để các Nhà đầu tư nắm bắt được thông tin, tránh tình trạng phải bổ xung quy hoạch nhỏ lẻ từng dự án. Tỉnh rà soát, thu hồi và triển khai đấu giá những trụ sở cũ của các cơ quan nhà nước, khu đất của các doanh nghiệp nhà nước không có khả năng đầu tư tại trung tâm các huyện, thành phố cho các nhà đầu tư có năng lực triển khai kinh doanh thương mại. Quy định về quản lý, sử dụng mặt nước tiếp giáp với các dự án đầu tư tại khu vực lòng hồ Sông Đà (cho nhà đầu tư thuê hoặc giao quản lý khu vực mặt nước tiếp giáp với từng dự án). UBND tỉnh có ý kiến với Bộ Quốc phòng về tăng bề mặt quản lý độ cao công trình lên 70m khi xây dựng đồ án quy hoạch chung hoặc đồ án quy hoạch chi tiết để xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, khu kinh tế tại TP Hòa Bình (theo quy định hiện nay là 45m). Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thời hạn giải quyết những vướng mắc về thủ tục, trình tự đầu tư các dự án bất động sản, khu dân cư. Hiện nay, một số dự án phải dừng thực hiện do vướng mắc về thủ tục lựa chọn chủ đầu tư… Đề nghị có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đề nghị quy định rõ thời gian giải quyết từng bước đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Đề nghị UBND xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch cụ thể để các nhà đầu tư nắm bắt thông tin, tránh tình trạng đầu tư ồ ạt vào cùng một lĩnh vực. Đề nghị có quy hoạch, quản lý hoạt động nuôi cá lồng trên khu vực lòng hồ. Quy hoạch, xây dựng thêm bến, bãi đỗ xe vào khu du lịch lòng hồ. Trích kinh phí thành lập Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp như: Vốn kinh doanh, thủ tục pháp lý.

Dưới sự điều hành của đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh, các Sở Kế hoạch&Đầu tư; Tài nguyên&Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, Tài chính, Ban quản lý các khu công nghiệp và Chủ tịch UBND TP Hòa Bình trả lời, làm rõ và tham mưu hướng giải quyết những vấn đề mà các DN, nhà đầu tư nêu.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh nêu: cuộc đối thoại đã thực sự thành công về mặt nội dung. Hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng để giải quyết những vướng mắc trong thủ tục hành chính làm thông thoáng môi trường đầu tư của tỉnh. Giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành trên cơ sở tiếp thu ý kiến của DN, nhà đầu tư để báo cáo, tham mưu cho UBND tỉnh. Giao chủ tịch UBND TP Hòa Bình trực tiếp tiếp xử lý kiến nghị của DN liên quan đến việc xả thải kênh 20 vào khu vực ao, hồ thuộc quyền sử dụng của Công ty gạch Quỳnh Lâm và dự án Công viên tuổi trẻ. Giao nhiệm vụ cho đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và giám đốc các sở, ngành trực tiếp giải quyết các vướng mắc của các dự án. Các doanh nghiệp chủ động gặp gỡ, trao đổi với giám đốc các sở, ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc: chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp để làm tốt hơn công tác thu hút đầu tư vì mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.

Mọi thắc mắc của doanh nghiệp có thể gửi về đường dây nóng của Văn phòng UBND tỉnh : 0218. 3 909.192; 01254. 247.247; vpubnd.tinhhoabinh@gmail.com.


Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh kiến nghị với UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ trong hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

 

Thúy Hằng

Các tin khác


Cao Dương ngày mới

(HBĐT) - Sau 6 năm nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, hết năm 2017, xã Cao Dương (Lương Sơn) đã hoàn thành 19 tiêu chí. Đến với xã Cao Dương hôm nay, cảm nhận đầu tiên chính là sự khang trang, sạch đẹp của những tuyến đường bê tông nông thôn, hệ thống kênh mương thủy lợi được kiên cố, cơ sở hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục được cải thiện, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.

Huyện Kim Bôi phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sau 7 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn huyện Kim Bôi dần khởi sắc. Cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp. Sản xuất nông nghiệp có nhiều bứt phá với nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Đến hết năm 2017, toàn huyện có 5 xã đạt chuẩn NTM.

Huyện Cao Phong: Huy động nguồn lực 244 tỷ đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Theo Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia huyện Cao Phong, trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện đã huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng NTM đạt 244 tỷ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp 2.037 triệu đồng; ngân sách Trung ương; ngân sách tỉnh, huyện, xã; vốn lồng ghép các chương trình, dự án; tín dụng; đầu tư của doanh nghiệp; đóng góp của người dân 241.963 triệu đồng. Hiện nay, trên địa bàn huyện Cao Phong không có công trình xây dựng cơ bản nào có nợ đọng.

Bài 3 - Thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh lành mạnh

(HBĐT) - Hiện nay, cơ quan tham mưu đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, chỉ số PCI năm 2018 và những năm tiếp theo, thực hiện mục tiêu: Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong thực

Phấn đấu đến năm 2020 có thêm 30 nhãn hiệu, 15 nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý

(HBĐT) - Phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu là Chương trình lớn được Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân quan tâm trong những năm gần đây. Phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KH & CN tỉnh về nội dung này.

Để thương hiệu nông sản Hòa Bình phát triển bền vững

(HBĐT) - Thương hiệu – chìa khóa mở ra thị trường rộng lớn, tiềm năng. Phát triển thương hiệu cũng có nghĩa là bảo đảm vị thế của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong xu thế hàng hóa cạnh tranh. Nhiều địa phương trong tỉnh đã sớm nắm bắt cơ hội này để đưa nông sản của mình vươn đến tầm cao mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục