(HBĐT) - Trong những năm qua, xã An Bình (Lạc Thủy) hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại cho thu nhập cao, ổn định. Các mô hình ngày càng mở rộng và phát triển, góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, phát huy lợi thế địa phương, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.


Trang trại nuôi gia công gà trắng Japfa của anh Đinh Ngọc Vững, xóm Cây Rường, xã An Bình (Lạc Thủy) đem lại thu nhập 300-400 triệu đồng/năm.

 

Đồng chí Quách Công Mười, Phó Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: "Thời gian qua, xã đề ra các phương hướng, kế hoạch phát triển lợi thế cho từng loại sản phẩm của địa phương. Cùng với đó là sự cố gắng của các chủ trang trại đã đưa các mô hình kinh tế ngày càng phát triển bền vững, mở rộng, đem lại lợi nhuận cao, đồng thời đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Trên địa bàn xã có nhiều nông dân giỏi, điển hình tiên tiến với quy mô sản xuất lớn, thu nhập vượt trội hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân của xã.

Toàn xã hiện có gần 100 mô hình kinh tế trang trại, gia trại với quy mô từ nhỏ đến lớn. Chăn nuôi gia cầm là thế mạnh của địa phương với tổng đàn 220.000 con, trong đó có 63 gia trại chăn nuôi gà ri Lạc Thủy với quy mô khoảng 500 con/gia trại; 11 trang trại nuôi gia công gà trắng Japfa, quy mô trên 10.000 con/gia trại. Đặc biệt có 4 trang trại gà được UBND huyện cấp giấy chứng nhận thu nhập bình quân ước đạt trên 525 triệu đồng/năm. Trên địa bàn xã xuất hiện nhiều nông dân giỏi, điển hình tiên tiến như anh Bùi Đông Giang (xóm An Sơn 1) với trang trại gà ri, đem lại thu nhập 1 tỷ đồng/năm; ông Bùi Văn Chung (xóm Ninh Ngoại) với mô hình nuôi gà ri cho thu nhập 700-800 triệu đồng/năm; anh Đinh Ngọc Vững (xóm Cây Rường) với mô hình nuôi gia công gà trắng Japfa, đem lại thu nhập 300-400 triệu/năm; anh Đinh Văn Bình với gia trại 2.000 con gà ri, thu nhập 100-150 triệu đồng/năm…

Đến thăm trang trại nuôi gia công gà trắng Japfa của anh Đinh Ngọc Vững, anh cho biết: "Phát triển mô hình trang trại mang lại cho gia đình tôi hiệu quả kinh tế cao, bền vững. Nhờ tận dụng tốt các nguồn vốn vay, mạnh dạn đầu tư sản xuất, áp dụng KH-KT trong chăn nuôi, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, mô hình chăn nuôi gia công 8.000 con gà trắng đem lại thu nhập cho gia đình từ 300-400 triệu đồng/năm”.

Tận dụng tiềm năng đất đồi rừng lợi thế với việc chăn nuôi, hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm sạch, số lượng đàn vật nuôi của xã phát triển cả về quy mô và chất lượng. Hiện tại, tổng đàn trâu, bò của xã có 1.573 con, tăng 103,2% so với cùng kỳ; đàn dê 1.616 con, tăng 616 con so với năm 2016. Đàn gia cầm tăng vượt trội với gần 220.000 con, đạt 332,7% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, người dân trong xã bắt đầu phát triển và nhân rộng nuôi ong mật lên 928 đàn, ước đạt 6,5 tấn mật/năm…

Đồng chí Quách Công Mười, Phó Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết thêm: "Phát triển kinh tế trang trại, gia trại là hướng đi phù hợp với đặc thù của địa phương, giúp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các loại cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các loại vật nuôi cho sản lượng, lợi nhuận cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo sự bền vững trong sản xuất, kinh doanh. Trong thời gian tới, xã tiếp tục chỉ đạo, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho đầu tư sản xuất, kinh doanh; tiếp tục thực hiện đề án hỗ trợ vay vốn sản xuất cho nông dân; tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác bảo vệ môi trường nhằm từng bước đưa sản phẩm của địa phương cạnh tranh hơn với thị trường trong và ngoài tỉnh”.

Hoàng Anh

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Huy động nguồn lực 244 tỷ đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Theo Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia huyện Cao Phong, trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện đã huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng NTM đạt 244 tỷ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp 2.037 triệu đồng; ngân sách Trung ương; ngân sách tỉnh, huyện, xã; vốn lồng ghép các chương trình, dự án; tín dụng; đầu tư của doanh nghiệp; đóng góp của người dân 241.963 triệu đồng. Hiện nay, trên địa bàn huyện Cao Phong không có công trình xây dựng cơ bản nào có nợ đọng.

Bài 3 - Thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh lành mạnh

(HBĐT) - Hiện nay, cơ quan tham mưu đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, chỉ số PCI năm 2018 và những năm tiếp theo, thực hiện mục tiêu: Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong thực

Phấn đấu đến năm 2020 có thêm 30 nhãn hiệu, 15 nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý

(HBĐT) - Phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu là Chương trình lớn được Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân quan tâm trong những năm gần đây. Phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KH & CN tỉnh về nội dung này.

Để thương hiệu nông sản Hòa Bình phát triển bền vững

(HBĐT) - Thương hiệu – chìa khóa mở ra thị trường rộng lớn, tiềm năng. Phát triển thương hiệu cũng có nghĩa là bảo đảm vị thế của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong xu thế hàng hóa cạnh tranh. Nhiều địa phương trong tỉnh đã sớm nắm bắt cơ hội này để đưa nông sản của mình vươn đến tầm cao mới.

Phê duyệt dự toán chi tiết trên 4 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2018

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 1091/QĐ -UBND về việc phê duyệt dự toán chi tiết kinh phí sự nghiệp chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2018.

Tháng 5, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 2.830 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 5, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khá, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, may mặc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục