(HBĐT) - Được xác định là tuyến đường huyết mạch quan trọng, kết nối hành lang vận tải Hà Nội - Tây Bắc, bảo đảm AN-QP, tuy nhiên, từ khi khởi công đến nay, dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình đã nhiều lần phải gia hạn. Liệu dự án còn tiếp tục "lỗi hẹn” với chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phải hoàn thành vào ngày 31/8/2018.


Chúng tôi đã khảo sát, nắm bắt tình hình triển khai đường Hòa Lạc - Hòa Bình vào đầu tháng 7, tức là chỉ còn 2 tháng là đến mốc tiến độ đường phải thông tuyến. Mọi việc diễn ra khá khẩn trương. Cơ bản đường đi lại khá thuận lợi. Chủ đầu tư đang chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ các hạng mục thi công. Đường Hòa Lạc bắt đầu đấu nối giao với QL 6, khu vực tiếp giáp thị trấn Kỳ Sơn và xã Trung Minh. Chỉ riêng địa phận huyện Kỳ Sơn dài 16,32/25,7 km, đi qua địa bàn các xã: Yên Quang, Phúc Tiến, Mông Hóa, Dân Hạ, thị trấn Kỳ Sơn đã có hình hài. Hiện còn 2 điểm phát sinh có khối lượng khá lớn đang được chủ đầu tư và nhà thầu tổ chức triển khai gồm: khu vực thi công đường ống nước sông Đà, địa phận xã Yên Quang và khu vực thi công sàn giảm tải, địa bàn xã Phúc Tiến.


Công ty CP 36 - 67 huy động phương tiện thảm lần cuối gói thầu XL 9.

Công ty CP Minh Đức là nhà thầu thi công từ đầu dự án đến nay, hiện đang tập trung nhân lực, máy móc thi công công trình sàn giảm tải (cầu Cạn) - hạng mục phát sinh do điều chỉnh tuyến và có hang cát tơ ngầm, thuộc địa phận xã Phúc Tiến. Đại diện Công ty Minh Đức cho biết: Công ty đã hoàn thành thi công 2 cầu gồm: Đoàn Kết và Bụt 2 từ 2 năm trước với giá trị khoảng 30 tỷ đồng. Do chủ đầu tư khó khăn về nguồn vốn nên mới thanh toán cho nhà thầu được 24 tỷ đồng. Đối với công trình sàn giảm tải này có mức đầu tư khoảng 17 tỷ đồng, dài 176 m gồm các hạng mục chính như khoan hạ cọc, làm xà mũ, đổ sàn, ký hợp đồng với chủ đầu tư và tổ chức khởi công từ ngày 13/4, dự kiến sẽ hoàn thành giữa tháng 8/2018. Tại các gói thầu khác, nhà thầu đang tổ chức hoàn thiện những hạng mục cuối cùng. Công ty CP 36-67, nhà thầu thi công gói thầu xây lắp 9, địa phận xã Yên Quang đã huy động hàng chục xe tải, máy lu nền để hoàn thiện thảm lớp cuối cùng. ông Nguyễn Thọ Tuệ, đại diện Công ty 36-67 cho biết: Công ty là nhà thầu tham gia từ đầu dự án đến nay. Có thông tin chủ đầu tư gặp khó khăn về nguồn vốn. Tuy nhiên, nhà thầu đang huy động tối đa nhân lực, máy móc triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình theo kế hoạch để bàn giao đưa công trình vào cuối tháng 8 tới.

Trước sức ép từ Bộ trưởng Bộ GTVT, nhà đầu tư đường Hòa Lạc - Hòa Bình đã thay thế những nhà thầu năng lực yếu, lập kế hoạch thi công chi tiết, tổ chức giao ban tại công trường, chỉ đạo các nhà thầu huy động nhân lực, máy móc triển khai thi công theo tiến độ cam kết. Theo các nhà chuyên môn, năng lực của các nhà thầu đang có mặt với công nghệ tiên tiến được áp dụng thì khoảng 2 tháng nữa sẽ bảo đảm thông tuyến. Trao đổi với các nhà thầu được biết: Khó nhất là ngân hàng dừng giải ngân cho chủ đầu tư. Dự án chỉ thiếu "gió đông”, nếu được giải ngân thêm tiền thì thời hạn đến ngày 31/8 thông tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chắc chắn hoàn thành. Khi ấy đi từ Hòa Bình về Hà Nội chỉ mất khoảng 50 phút.

Bí thư Đảng ủy xã Yên Quang Lý Bình Thạnh cho biết: Đường Hòa Lạc - Hòa Bình qua địa bàn xã dài khoảng 5 km được khởi động từ nhiều năm nay.

Nhận thức tuyến đường có vai trò quan trọng đối với tỉnh và khu vực, cấp ủy, chính quyền đã phối hợp với các tổ chức liên quan hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công. Mấy tháng gần đây, nhà thầu đã tập trung thi công thông tuyến qua địa bàn xã, nối với Hà Nội, đường đã cơ bản thông, nhiều phương tiện và người dân đã lưu thông. Đường Hòa Lạc - Hòa Bình đưa vào khai thác sẽ rút ngắn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu giữa các xã trong huyện.


Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình dài 25,7 km, có điểm đầu tại ngã tư Hòa Lạc (km17 + 85 - QL 21), điểm cuối tại km 32 + 367, tương ứng với km 67 + 510 - lý trình QL 6 thuộc xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình. Dự án do Tổng Công ty 36 - Công ty CP Đầu tư và thương mại Hà Nội - Công ty CP xây lắp và thương mại Trường Lộc đầu tư theo hình thức BOT. Dự án đã phải gia hạn nhiều lần. Tại cuộc họp kiểm điểm về tình hình thực hiện dự án BOT Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình đầu năm 2018, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu: "Nếu đến ngày 31/8 năm nay dự án không hoàn thành, Bộ GTVT sẽ hủy hợp đồng đã ký với nhà đầu tư”.

 

Lê Chung


Các tin khác


Huyện Lạc Thủy hỗ trợ doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư

(HBĐT) - Với những ưu thế vượt trội về điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên văn hóa, huyện Lạc Thủy được quy hoạch là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Nhiều nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, triển khai các dự án quy mô khá lớn. Nắm bắt được cơ hội này, huyện Lạc Thủy đã phối hợp với các sở, ngành chức năng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư triển khai dự án bảo đảm tiến độ đề ra.

Tín dụng 6 tháng đầu năm hỗ trợ kinh tế - xã hội phát triển

(HBĐT) - Trong những tháng đầu năm, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - chi nhánh tỉnh cùng nỗ lực của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đã góp phần thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển bền vững. Cụ thể, về lĩnh vực kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh 5 tháng đầu năm ước đạt gần 13.000 tỷ đồng, tăng trên 17,3% so với cùng kỳ, thực hiện gần 41% kế hoạch cả năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 11.000 tỷ đồng, tăng trên 20% so với cùng kỳ.

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên năm 2018

Ngày 1-7, tại TP Thái Nguyên, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên năm 2018 được tổ chức với chủ đề "Thái Nguyên - Tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến.

Phụ nữ xã Thanh Hối giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững”, những năm qua, Hội Phụ nữ (HPN) xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Ươm keo giống cho phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Những năm gần đây, người dân trên địa bàn huyện Kim Bôi tập trung phát triển kinh tế theo hướng trồng rừng sản xuất. Phát triển kinh tế rừng đem lại những lợi ích thiết thực về KT-XH, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ rừng và tạo việc làm tại chỗ, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, góp phần xóa đói - giảm nghèo cho người dân địa phương.

Phát triển hơn 4 nghìn lồng nuôi cá trên hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Báo cáo của Sở NN&PTNT cho biết, 6 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất ngành thủy sản của tỉnh theo giá so sánh ước đạt 110 tỷ đồng, vượt 4,7% so với cùng kỳ; dự báo cả năm đạt 233 tỷ đồng, vượt 6,24% so với cùng kỳ; chiếm 4,43% cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục