(HBĐT) - Ngày 10/7, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm (2013 – 2017) thực hiện Đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ thực hiện đề án cấp tỉnh chủ trì hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ thực hiện
Đề án TCC ngành nông nghiệp tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Đề
án TCC ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hành động tại
Quyết định số 2403/QĐ-UBND ngày 11/10/2013. Từ đó đến nay, đề án đã được triển
khai sâu rộng trong toàn tỉnh, các cơ quan quản lý từ cấp tỉnh đến các địa
phương, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nhận thức rõ tầm quan
trọng của việc thực hiện đề án.
Trong 5 năm qua, ngành nông nghiệp đã rà soát, điều
chỉnh và lập mới 9 quy hoạch phục vụ TCC ngành; xác định 3 vùng sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại
11 huyện, thành phố; ban hành 25 đề án phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm…
Trên cơ sở các quy hoạch và đề án đã ban hành, ngành nông nghiệp và các địa
phương đã chủ động lựa chọn các sản phẩm chủ lực để nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững, từ đó đạt nhiều kết quả nổi bật.
Cụ thể, sau 5 năm, nhiều chỉ tiêu TCC
đã được tỉnh ta thực hiện tốt, các chỉ tiêu đến năm 2020 cơ bản đạt so với kế
hoạch năm đề ra. Trong đó: Tăng trưởng ngành đạt trung bình 3,98%/năm, cao hơn so
với mục tiêu khu vực miền núi phía Bắc (3%/năm). Tốc độ tăng giá trị sản xuất
theo giá so sánh các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản đều tăng
mạnh, trung bình năm tăng tương ứng là 4,37%, 5,79%, 4,86%, 10,05%. Giá trị sản
phẩm thu được trên 1ha canh tác đất trồng trọt tăng lên 120 triệu đồng vào (năm 2017),
đạt tốc độ tăng trung bình 8,24%/năm. Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha mặt
nước nuôi trồng thủy sản tăng lên 131 triệu đồng vào năm 2017, cao hơn nhiều so
với mức 77 triệu đồng của năm 2013, đạt tốc độ tăng 10%/năm. Giá trị thu nhập trên
1 ha rừng sản xuất tăng trung bình 3,6%/năm. Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất
chăn nuôi đạt trung bình 6,24%/năm…. Theo Bộ tiêu chí giám sát thực hiện TCC
ngành nông nghiệp, có 10/14 chỉ tiêu vượt so với mục tiêu khu vực miền núi phía
Bắc. Trong đó, các kết quả nổi bật nhất là mức tăng trưởng ngành, sản phẩm
chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị và hiệu quả cao, giá trị
sản phẩm thu được trên một đơn vị sản xuất nông nghiệp tăng, nâng cao trình độ
KH&CN trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực
theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.
Bên cạnh kết quả đạt được, qua 5 năm
thực hiện TCC ngành nông nghiệp đã bộc lộ những hạn chế: tốc độ tăng trưởng
toàn ngành còn thấp so với mục tiêu đề ra; tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn cao
trong cơ cấu nội ngành; phát triển sản xuất tập trung chưa đồng đều giữa các
vùng; quy mô sản xuất còn manh mún; năng lực cạnh tranh của nông sản còn thấp;
cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và yếu; tỷ lệ doanh nghiệp và số vốn đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp thấp… Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã tập
trung phân tích những hạn chế này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ
khó khăn, nâng cao hiệu quả TCC ngành nông nghiệp trong thời gian tới.
Chỉ đạo
10 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy thực hiện TCC ngành nông nghiệp trong
thời gian tới, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ tỉnh
nhấn mạnh: Cần thực hiện TCC trên các lĩnh vực theo hướng toàn diện, hiện đại,
tăng trưởng cao, bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Trong đó, ưu tiên hàng
đầu là tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực có nhiều lợi thế như
cam, bưởi đỏ, mía tím, nhãn, su su, tỏi tía, rau an toàn, gà đồi, lợn bản địa,
cá vùng hồ... Cùng với đó, cần đẩy mạnh chương trình "mỗi địa phương một sản
phẩm”, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất
nông nghiệp, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tiếp tục nâng
cao chất lượng đạo tạo nghề nông nghiệp cho nông dân… Đồng chí cũng đề nghị
ngành nông nghiệp trong thời gian tới cần tăng cường thực hiện cải cách hành
chính, nâng cao hiệu quả quản lý ngành, thực hiện hiệu quả hơn các giải pháp
cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút nhiều nguồn lực đầu tư vào nông
nghiệp, nhất là các lĩnh vực có nhu cầu đầu tư cao như phát triển kết cấu hạ
tầng, liên kết hợp tác sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, phát triển công
nghiệp chế biến nông lâm thủy sản… Về cơ bản, thống nhất quan điểm: Giữ
nguyên các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và chương trình ưu tiên theo Quyết
định số 1604/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án TCC ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh
Hòa Bình đến năm 2020.
PV
Sau 18 năm, kể từ ngày chỉ dẫn địa lý (CDĐL) đầu tiên được bảo hộ ở Việt Nam, số lượng CDĐL ngày càng tăng. Bước đầu, CDĐL đã giúp các địa phương, doanh nghiệp định hình một giải pháp phù hợp là sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị, tính cạnh tranh của sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều CDĐL chưa thật sự phát huy hết giá trị, chưa trở thành dấu hiệu nhận diện trên thị trường do bất cập của chính sách và ý thức bảo vệ, khai thác CDĐL của chủ thể chưa cao.
(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh Hòa Bình đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giữ nguyên về thứ hạng so với năm 2016, tụt 6 bậc so với năm 2015 và ở nhóm tương đối thấp. Dù đây chỉ là sự cảm nhận của doanh nghiệp về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp dân doanh của chính quyền địa phương nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh. Doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tỉnh cho rằng vẫn còn khoảng cách rất lớn giữa cấp trên và cách hành xử của cấp dưới. Cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành chưa hiệu quả, tốn thời gian, gây mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.
(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục triển khai các đề án ngành nông nghiệp, các dự án liên kết mở rộng sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ theo chuỗi giá trị, phát triển các hợp tác xã và nhóm sản xuất rau hữu cơ, xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, tổng thu NSNN trên địa bàn TP Hòa Bình ước thực hiện 180,266 tỷ đồng, đạt 58,53% dự toán. Trong các chỉ tiêu thu trong cân đối ngân sách có 6 chỉ tiêu ước đạt trên 50% dự toán gồm: thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh; thuế thu nhập cá nhân; thu phí, lệ phí; thu khác ngân sách; thuế bảo vệ môi trường; thu từ quỹ đất công ích.
(HBĐT) - Tỉnh ta đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị nhằm tạo sự phát triển bền vững cho ngành nghề nuôi trồng thủy sản.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, ngành công nghiệp của tỉnh duy trì mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 15.850 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2017, thực hiện 50,1% kế hoạch. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 13% so với cùng kỳ.