(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh Hòa Bình đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giữ nguyên về thứ hạng so với năm 2016, tụt 6 bậc so với năm 2015 và ở nhóm tương đối thấp. Dù đây chỉ là sự cảm nhận của doanh nghiệp về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp dân doanh của chính quyền địa phương nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh. Doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tỉnh cho rằng vẫn còn khoảng cách rất lớn giữa cấp trên và cách hành xử của cấp dưới. Cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành chưa hiệu quả, tốn thời gian, gây mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.


Theo các doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh chưa được cải thiện nhiều. Tổng hợp ý kiến, kiến nghị cộng đồng doanh nghiệp của Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh nêu lên: Thủ tục hành chính còn rườm rà, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai. Thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất, đăng ký danh mục dự án cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn kéo dài. Theo đó, nhiều dự án bị chậm tiến độ, mất cơ hội đầu tư. Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do các dự án phải tự thỏa thuận đền bù, giải phóng mặt bằng; chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan QLNN. Công tác phối hợp, giải quyết công việc giữa các cơ quan QLNN mất nhiều thời gian, dù đã có văn bản chỉ đạo của tỉnh nhưng không giải quyết triệt để. Trách nhiệm công vụ ở một số sở, ngành chưa cao, nhất là từ các phòng, ban, cấp chuyên viên, Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản…Đặc biệt thời gian xin ý kiến trả lời của các cơ quan chức năng về thẩm định dự án đầu tư còn quá chậm, mất nhiều thời gian của nhà đầu tư. Mỗi ngành đều có những quy định riêng, do đó chưa có sự thống nhất. Bên cạnh đó, trình độ cán bộ xử lý văn bản ở một số sở, ngành còn hạn chế, chưa chuyên sâu nên không giải quyết được cụ thể nội dung công việc. Doanh nghiệp phải chờ đợi từng cơ quan giải quyết, có kết quả cơ quan này mới sang cơ quan khác để nộp hồ sơ…


Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra, tháo gỡ khó khăn dự án Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện tại xã Yên Bồõng (Lạc Thủy).

Thống nhất với những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp, nhà đầu tư đang phải "đối mặt”, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP 26/3 cho rằng: Vấn đề nổi cộm nhiều năm doanh nghiệp gặp phải vẫn là cơ chế phối hợp giải quyết các thụ tục đầu tư cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các thủ tục liên quan như đất đai, xây dựng, tài nguyên và môi trường. Trong đó, vấn đề về cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành chức năng thực hiện các thủ tục hành chính còn mất thời gian và phiền hà. Mỗi một công việc, sự việc các sở, ngành đều phải xin ý kiến của các sở, ngành khác. Trong khi đó, mỗi sở, ngành có chức năng, nhiệm vụ riêng. Chỉ cần một sở chưa trả lời thì thời gian thực hiện thủ tục lại kéo dài. Chúng ta có quy định nếu sở nào không trả lời khi xin ý kiến coi như đồng ý, thế nhưng thực hiện, vận hành còn nhiều vấn đề. Mỗi lần hỏi, mỗi lần trả lời có khi theo dài cả tháng trời, gây ức chế, tạo ra cảm nhận không tốt của doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư của tỉnh. ở đây có lỗi của 2 phía, kể cả nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Về phía nhà đầu tư chưa nắm rõ các quy trình, thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, cần phải nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành, ý thức hiểu biết pháp luật trong thực hiện các quy định đầu tư. Tỉnh cũng nên nghiên cứu thành lập cơ quan tư vấn, hỗ trợ giúp các doanh nghiệp thực hiện mọi thủ tục hành chính từ đầu đến khi triển khai xây dựng dự án.

Để đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp, tỉnh cần có giải pháp thực sự hiệu quả thay đổi nhận thức của người thi hành công vụ, nâng cao hiệu quả phối hợp của các sở ngành giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư...Việc xin ý kiến giữa các sở cần đổi mới cho hiệu quả. Cần có cơ chế giám sát truy trách nhiệm đến cùng trong việc thực hiện các thủ tục cho nhà đầu tư. Từ đó đánh giá chất lượng công vụ cho từng sở, ngành, từng phòng ban chuyên môn, cũng như chất lượng công vụ của từng cán bộ, công chức. Đặc biệt phải có cơ chế kiểm soát trách nhiệm thực thi công vụ của từng cán bộ các phòng, ban chuyên môn cũng như giám đốc các sở, ngành. Trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính cần có sự sẻ chia với doanh nghiệp, nhà đầu tư, như vậy sẽ tạo những thiện cảm tốt cho môi trường đầu tư của tỉnh. Nếu tỉnh đưa công tác cải cách hành chính đi vào thực chất và hiệu quả, đổi mới, nâng cao hiệu quả cơ chế xin ý kiến các sở, ngành chức năng, gắn với cơ chế kiểm soát trách nhiệm của các sở, ngành, cán bộ, công chức, chắc chắn môi trường đầu tư của tỉnh sẽ dần cải thiện. Tỉnh sẽ có cơ hội đón những nhà đầu tư tầm cỡ triển khai các dự án lớn, tạo động lực phát triển mới.


L.C


Các tin khác


Đông Phong đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Sáng 5/7, tại xã Đông Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức Lễ công bố xã Đông Phong đạt chuẩn NTM. Đến dự và chúc mừng buổi lễ có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và đông đảo bà con nhân dân xã Đông Phong.

Đường Hòa Lạc - Hòa Bình có còn “lỗi hẹn”?

(HBĐT) - Được xác định là tuyến đường huyết mạch quan trọng, kết nối hành lang vận tải Hà Nội - Tây Bắc, bảo đảm AN-QP, tuy nhiên, từ khi khởi công đến nay, dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình đã nhiều lần phải gia hạn. Liệu dự án còn tiếp tục "lỗi hẹn” với chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phải hoàn thành vào ngày 31/8/2018.

Phấn đấu hết năm 2018 thu ngân sách Nhà nước đạt 3.436 tỷ đồng

(HBĐT) - Sáng 4/7, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ, biện pháp phấn đấu hoàn thành dự toán 6 tháng và cả năm 2018. Tổng thu NSNN của tỉnh tính đến ngày 30/6/2018 ước thực hiện 1.400 tỷ đồng, đạt 52% dự toán pháp lệnh, 44% dự toán HĐND, 41% dự toán phấn đấu Tổng cục Thuế, bằng 106% so cùng kỳ năm 2017.

29 dự án trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) được quan tâm.

Nắng nóng cực điểm - Nông dân không bỏ ruộng, lùi thời điểm cấy lúa

(HBĐT) - Liên tiếp trong những ngày qua, nắng nóng gay gắt xảy ra trên diện rộng trên địa bàn tỉnh với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 38-40o C, có nơi trên 40 độ C. Nắng nóng có thể kéo dài gay gắt đến ngày 6/7 đã làm đảo lộn sinh hoạt và sản xuất của người dân. Nắng nóng cao điểm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sản xuất vụ mùa khi các địa phương đang bước vào thời gian cao điểm phấn đấu hoàn thành gieo cấy trà lúa chính vụ vào ngày 15-20/7 này.

Huyện Cao Phong tăng cường kiểm soát “đầu vào” vật tư nông nghiệp

(HBĐT) - Với vùng trồng mía, trồng cây ăn quả rộng lớn, chưa kể diện tích lúa, ngô, huyện Cao Phong chú trọng khâu kiểm soát "đầu vào” vật tư nông nghiệp (VTNN), xác định đây là vấn đề then chốt để đảm bảo chất lượng và ATTP nông sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục