(HBĐT) - Tỉnh ta đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị nhằm tạo sự phát triển bền vững cho ngành nghề nuôi trồng thủy sản.


Dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá đặc sản sông Đà được triển khai trong 2 năm 2017-2018 trên địa bàn 5 huyện, thành phố. Trong đó, tại thành phố Hòa Bình có 2 cơ sở tham gia là Công ty TNHH thủy sản Hải Đăng và Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh với quy mô 240 lồng, sản lượng khoảng 700 tấn/ha. Tại huyện Đà Bắc là đại diện HTX dịch vụ sản xuất - kinh doanh nông, lâm nghiệp Hiền Lương với 6 hộ tham gia, quy mô 93 lồng cá, sản lượng 300 tấn/ha. Sản phẩm theo chuỗi là các loại cá đặc sản như lăng đen, lăng vàng; lăng chấm, ngạnh, tầm; các loại cá truyền thống như: trắm, chép, rô phi. Các cơ sở, hộ gia đình được hỗ trợ tập huấn, kinh phí mua con giống, hướng dẫn áp dụng quy phạm thực hành sản xuất VietGap và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP); hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm… Các hộ và cơ sở cam kết thực hiện các quy định bảo đảm ATVSTP, thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong việc nuôi cá lồng bè.

Cùng với định hướng và quản lý các cơ sở nuôi cá sông Đà thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn sản xuất an toàn, Sở NN&PTNT đã phối hợp tổ chức các chương trình kết nối doanh nghiệp tham gia dự án dự các hội nghị, tuần lễ, phiên chợ "Nông sản thực phẩm an toàn và vật tư nông nghiệp” tại Hà Nội; giới thiệu và đăng ký sản phẩm cá sông Đà tham gia chương trình bữa ăn an toàn tại Hà Nội; xúc tiến thương mại tại tỉnh Sơn La- Hà Nội; kết nối cung- cầu tại Hà Nội; tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại và liên kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản cho các hộ, doanh nghiệp...


Trên khu vực hồ Hòa Bình có nhiều doanh nghiệp tham gia nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị. Ảnh: Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT khảo sát mô hình liên kết nuôi cá sông Đà tại xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình).

Các doanh nghiệp nuôi đã tổ chức được thị trường tiêu thụ sản phẩm cá sông Đà và ngày càng gây dựng được uy tín đối với người tiêu dùng. Công ty TNHH thủy sản Hải Đăng đã đầu tư bài bản, áp dụng công nghệ tiên tiến vào nuôi cá sông Đà với quy mô khoảng 160 lồng, sản lượng hàng trăm tấn/năm, đã ký kết hợp đồng hợp tác tiêu thụ sản phẩm cho các nhà hàng, khách sạn uy tín tại Hà Nội. Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh tổ chức các cửa hàng bán cá và giới thiệu cá sông Đà, gian hàng cung ứng thực phẩm sạch và cung cấp sản phẩm vào chương trình bữa ăn an toàn tại Hà Nội…

Cùng với đó sản phẩm cá sông Đà cũng thường xuyên cung cấp cho cửa hàng thực phẩm sạch tại TP Hòa Bình đáp ứng nhu cầu an toàn của người dân. Trên địa bàn tỉnh có 35 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại hộ gia đình đầu tư thâm canh nuôi cá với quy mô khá lớn, chiếm tỷ 55% số lồng nuôi và 67% sản lượng thủy sản cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Đã có 7 doanh nghiệp ký kết với các hộ nuôi cá lồng hợp quy chuẩn theo hướng VietGap bảo đảm ATTP, ký kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, bảo đảm đầu ra ổn định.

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Nguyễn Hữu Tài cho biết: Qua kiểm tra sản phẩm cá sông Đà cho thấy đã đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định. Việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã tạo ra các sản phẩm an toàn bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, khai thác được tiềm năng đặc thù, phát triển và quảng bá sản phẩm cá sông Đà của tỉnh. Chi cục đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết để Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cá sông Đà Hòa Bình.


Lê Chung


Các tin khác


29 dự án trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) được quan tâm.

Nắng nóng cực điểm - Nông dân không bỏ ruộng, lùi thời điểm cấy lúa

(HBĐT) - Liên tiếp trong những ngày qua, nắng nóng gay gắt xảy ra trên diện rộng trên địa bàn tỉnh với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 38-40o C, có nơi trên 40 độ C. Nắng nóng có thể kéo dài gay gắt đến ngày 6/7 đã làm đảo lộn sinh hoạt và sản xuất của người dân. Nắng nóng cao điểm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sản xuất vụ mùa khi các địa phương đang bước vào thời gian cao điểm phấn đấu hoàn thành gieo cấy trà lúa chính vụ vào ngày 15-20/7 này.

Huyện Cao Phong tăng cường kiểm soát “đầu vào” vật tư nông nghiệp

(HBĐT) - Với vùng trồng mía, trồng cây ăn quả rộng lớn, chưa kể diện tích lúa, ngô, huyện Cao Phong chú trọng khâu kiểm soát "đầu vào” vật tư nông nghiệp (VTNN), xác định đây là vấn đề then chốt để đảm bảo chất lượng và ATTP nông sản.

Huyện Lạc Thủy hỗ trợ doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư

(HBĐT) - Với những ưu thế vượt trội về điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên văn hóa, huyện Lạc Thủy được quy hoạch là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Nhiều nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, triển khai các dự án quy mô khá lớn. Nắm bắt được cơ hội này, huyện Lạc Thủy đã phối hợp với các sở, ngành chức năng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư triển khai dự án bảo đảm tiến độ đề ra.

Tín dụng 6 tháng đầu năm hỗ trợ kinh tế - xã hội phát triển

(HBĐT) - Trong những tháng đầu năm, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - chi nhánh tỉnh cùng nỗ lực của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đã góp phần thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển bền vững. Cụ thể, về lĩnh vực kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh 5 tháng đầu năm ước đạt gần 13.000 tỷ đồng, tăng trên 17,3% so với cùng kỳ, thực hiện gần 41% kế hoạch cả năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 11.000 tỷ đồng, tăng trên 20% so với cùng kỳ.

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên năm 2018

Ngày 1-7, tại TP Thái Nguyên, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên năm 2018 được tổ chức với chủ đề "Thái Nguyên - Tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục