(HBĐT) - Đó là anh Trần Văn Minh ở xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn (Lương Sơn). Với chặng đường khởi nghiệp hơn 10 năm từ nông nghiệp, anh đang có cơ ngơi mà bất cứ nông dân nào cũng ước mơ đạt được.
Anh Trần Văn Minh với đàn gia súc nuôi bán chăn thả trên trang trại đồi
rừng của gia đình.
Ngôi nhà bề thế được chính anh
thiết kế tỉ mỉ là một trong những thành quả của sự năng động, dám nghĩ, dám
làm. Từ khi đồng vốn còn phải dành dụm, vay của ngân hàng cho đến nay, hoạt
động sản xuất, kinh doanh của gia đình anh đã đi vào quỹ đạo, ngày càng được mở
mang cũng như gia tăng nguồn thu nhập.
Tuy khoảng cách chỉ hơn 2 km
nhưng chúng tôi phải mất chừng nửa giờ đồng hồ ngược dốc bằng chiếc xe bán tải
để lên tới khu trang trại đồi rừng và chăn nuôi mà anh dày công gây dựng. Anh
Minh kể rằng, nơi này trước đây được anh mua lại của các hộ
xung quanh. Đó là
năm 2005 - 2006, bao nhiêu vốn liếng gia đình dành dụm cộng với thế chấp vay
vốn Ngân hàng NN & PTNT đều dồn cho trang trại này. Với 50 ha rừng,
anh chủ yếu trồng keo và bạch đàn. Đến
năm 2012, anh thu được 1 lứa keo, bạch đàn và dự kiến khoảng 2 năm tới sẽ khai
thác rừng trồng lần 2.
Dưới tán cây, tận dụng nguồn cỏ
tự nhiên trên diện tích đồi rừng, anh đầu tư chăn nuôi gia súc với số lượng
lớn, phương thức nuôi bán chăn thả, đồng thời xây dựng hệ thống chuồng trại
kiên cố để vào mùa rét, trâu, bò có chỗ tránh trú và có thể quản lý, bảo vệ đàn
tốt. Kể từ năm 2013 đến nay, đàn trâu, bò trong trang trại của anh duy trì từ
50 - 60 con. Hiện nay có 36 con bò và 18 con trâu, trong đó có 15 bò mẹ, 8 trâu
mẹ.
Hàng năm, trâu, bò sinh sản được
bán bớt, anh tích lũy và vay thêm vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh,
trước tiên là chọn những cây trồng phù hợp với điều kiện của gia đình, dễ chăm
sóc, dễ làm, tiếp đó là mở thêm ngành nghề dịch vụ. Anh mua đất, quy hoạch,
trồng 1,5 ha sả và riềng, mấy năm nay được thị trường thu mua, tiêu thụ ổn
định. Bên cạnh đó, anh trồng 200 cây bưởi quanh vườn nhà, vừa cho bóng mát, vừa
mang lại hiệu quả kinh tế. Anh mua xe bán tải, 3 máy xúc, máy ủi phục vụ công
việc của gia đình, vừa đáp ứng nhu cầu về máy móc sản xuất của người dân trong
vùng.
Bình quân hàng năm, doanh thu từ
trang trại của anh Trần Văn Minh đạt trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí sản xuất, còn
lãi trên 300 triệu đồng/năm. Anh ấp ủ nhiều dự định phát triển sản xuất, kinh
doanh, trong thời gian không xa sẽ nuôi gà siêu trứng với khoảng 1 vạn con. Đây
là một trong những sản phẩm nông nghiệp được thị trường cần. Với những thành
quả đạt được, 5 năm liên tục, anh Minh đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh
doanh giỏi. Năm 2017, anh được Hội Nông dân tỉnh đề cử với Trung ương Hội Nông
dân Việt Nam công nhận danh
hiệu Nông dân Việt Nam
xuất sắc.
Bùi Minh
(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của Sở NN&PTNT sau khi đi kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp của các địa phương tại thời điểm này và nhận thấy: Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 15/7, đến ngày 26/7, tiến độ sản xuất vụ mùa, hè thu của hầu hết các địa phương đều bị chậm so với kế hoạch. Cùng với nhiều diện tích đang còn để trống, có nhiều diện tích vừa mới gieo trồng đã bị thiệt hại do ngập úng nên buộc phải gieo trồng lại. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra từ nay đến trước 15/8 là: Khẩn trương khôi phục diện tích bị thiệt hại do mưa lũ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ sản xuất các loại cây trồng, nhất định không được bỏ đất trống trong toàn vụ sản xuất.
Ngày 25-7, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính chung trong bảy tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 22,94 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2017.
(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ thu hút đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản, 6 tháng đầu năm nay, TP Hòa Bình đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu 23 công trình; phê duyệt hồ sơ mời thầu 2 gói thầu; thẩm định kết quả đấu thầu 2 gói thầu; thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật 9 công trình; thẩm định chủ trương đầu tư 12 công trình; cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 215 hộ, cấp đổi nội dung cho 55 hộ cá thể theo quy định.
(HBĐT)- Hộ bà Bùi Thị Vĩnh, khu 1, thị trấn Hàng Trạm là điển hình tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua SX - KD giỏi của huyện Yên Thủy. Từ mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi bò sinh sản, gia đình bà có thu nhập ổn định từ 600 - 700 triệu đồng mỗi năm.
(HBĐT)- Đợt nắng nóng kéo dài hồi đầu tháng 7 vừa chấm dứt, nông dân chưa kịp vui sướng đón chào những cơn mưa giải cứu vụ mùa, hè thu thoát khỏi nguy cơ hạn hán ngay từ đầu vụ thì mấy ngày qua, mưa to dồn dập lại đẩy họ vào nỗi khốn khổ: đối phó với tình hình ngập úng trên diện rộng đang làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống.
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác giảm nghèo của huyện Kỳ Sơn đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Năm 2017, kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo theo phương pháp đo lường đa chiều, huyện còn 504 hộ nghèo, chiếm 6,24%; 359 hộ cận nghèo, chiếm 4,44%. Năm 2018, huyện đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6%. Để thực hiện mục tiêu đề ra, hiện nay, huyện đang triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.