(HBĐT) -Sau 7 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Trung Minh, TP Hòa Bình đã đạt được những kết quả tích cực, tạo chuyển biến trong đời sống người dân; nông thôn được quy hoạch theo hướng phát triển toàn diện. Bộ mặt nông thôn đổi mới, văn minh hơn; cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp; hệ thống chính trị, an ninh trật tự ngày càng được củng cố, giữ gìn; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Với quyết tâm về đích NTM vào cuối năm nay, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Trung Minh đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt.


Xã Trung Minh (TP Hòa Bình) quy hoạch khu trung tâm xây dựng trụ sở UBND xã, trạm y tế, nhà văn hóa và sân vận động tại xóm Ngọc hiện đã xong công tác san lấp mặt bằng chuẩn bị thi công.

Là xã cửa ngõ của TP Hòa Bình, Trung Minh có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển KT - XH. Sau 7 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, Trung Minh có bước tiến vững chắc trên hành trình nâng cao đời sống mọi mặt của người dân. Trong cơ cấu kinh tế, xã có sự chuyển dịch mạnh mẽ với các lĩnh vực thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm trên 80%.
 
Đồng chí Đinh Viết Đông, Chủ tịch UBND xã Trung Minh cho biết: Xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước, hợp lòng dân. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc triển khai thực hiện. Nhận thức của phần lớn cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ nét. Dân chủ cơ sở được nâng cao, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt. Qua đó phát huy nhiều cách làm sáng tạo, góp phần huy động nguồn lực đóng góp xây dựng NTM.
 
Xác định xây dựng NTM là phải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nên trong quá trình thực hiện, xã coi việc nâng cao thu nhập cho bà con là điều kiện cốt lõi để chương trình thành công. Để đạt được điều này, xã phát huy lợi thế phát triển thương mại, dịch vụ cho doanh thu trên 80 tỷ đồng /năm; phát triển CN -TTCN cho thu nhập trên 70 tỷ đồng /năm. Sản xuất nông nghiệp duy trì ở xóm Trung, xóm Tân Lập 1, Tân Lập 2. Mở rộng các mô hình trồng hoa, rau, nấm, chăn nuôi, đẩy mạnh thâm canh các loại cây có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm cho trên 90% lao động trong xã.
 
Đặc biệt là HTX sản xuất rau tại xóm Tân Lập 1, Tân Lập 2 chuyên sản xuất rau sạch các loại cung cấp cho địa bàn thành phố đem lại thu nhập khá cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 38 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,73%, hộ cận nghèo 1,55%; trên 85% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, có 6/7 làng đạt văn hóa; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 91%; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 90%. Xã đã thành lập tổ hợp tác thu gom rác thải cho 7/7 xóm, phố...
 
Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ trợ kinh phí, nhân dân đóng góp công lao động, hiến đất mở rộng đường, đến nay, xã Trung Minh đã bê tông hóa 91% đường GTNT. Các công trình thuỷ lợi đảm bảo phục vụ tưới tiêu. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%. 80% hộ có nhà ở đạt chuẩn...
 
Mặc dù đạt được nhiều kết quả, song đến nay, qua rà soát, xã mới đạt 15 tiêu chí, còn 4 tiêu chí chưa đạt là tiêu chí số 5 về trường học, tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hoá, tiêu chí số 15 về y tế, tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.
 
Đối với tiêu chí số 5, xã đã được phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình sửa chữa trường mầm non với kinh phí 3 tỷ đồng. Đến nay, xã đã bố trí mặt bằng cho xây dựng sân vận động, nhà văn hóa xã, trạm y tế xã tại xóm Ngọc với diện tích 12.500 m2 trong đó, sân vận động xã có diện tích 5.400 m2; công trình nhà văn hoá, trạm y tế xã và trụ sở UBND xã có diện tích 7.100 m2. Đây là diện tích ruộng 2 vụ của 70 hộ đã được UBND thành phố hỗ trợ kinh phí để giải phóng mặt bằng, hiện đang san lấp mặt bằng để thi công. Thành phố cũng bố trí nguồn kinh phí xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu đã được quy hoạch gồm công trình nhà văn hoá xã 4 tỷ đồng, công trình sân thể thao trung tâm xã 4 tỷ đồng, công trình trạm y tế xã 4 tỷ đồng để xã hoàn thành các tiêu chí NTM theo kế hoạch đề ra, phấn đấu xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2018.

 

                                                                                    Hải Linh

 


Các tin khác


84 xã đạt tiêu chí về thông tin và truyền thông

(HBĐT) - Giai đoạn 2016 - 2018, toàn tỉnh thiết lập mới 24 đài truyền thanh không dây với kinh phí 79,1 tỷ đồng, trong đó kinh phí đầu tư trực tiếp ngân sách Trung ương 7,61 tỷ đồng.

Tọa đàm giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(HBĐT) - Sáng 17/8, Sở KHĐT đã tổ chức tọa đàm phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), hỗ trợ công tác quản lý tài chính cho các doanh nghiệp với sự tham gia của các sở, ngành, đại diện UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn. Với 59,42 điểm, Hòa Bình đứng thứ 52 các tỉnh, thành phố; thuộc nhóm tương đối thấp trong bảng xếp hạng PCI năm 2017, không bị tụt về thứ hạng so với năm 2016. Năm 2015, tỉnh ta đứng thứ 46 trong bảng xếp hạng đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Giới thiệu sản phẩm phân bón Con Cò Vàng đến nông dân 11 huyện, thành phố

(HBĐT) - Ngày 16/8, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Con Cò Vàng tổ chức hội nghị Triển khai chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân, HTX sử dụng các sản phẩm phâm bón Còn Cò Vàng trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. 100 hội viên nông dân của 11 huyện, thành phố đã tham dự.

Vườn cam thành ao nước, hộ dân nhận khoán đứt từng khúc ruột

(HBĐT) - Chúng tôi đến gặp những hộ dân trồng cam tại đội Tây Phong vào thời gian nước vừa ráo được ít ngày thì trời tiếp tục đổ mưa lớn do ảnh hưởng cơn bão số 4.

Huy động trên 68 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Mai Châu đã huy động nguồn vốn 68.092 triệu đồng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Huyện Yên Thủy tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp bền vững

(HBĐT) - Từ năm 2013 đến nay, UBND huyện Yên Thủy đã chỉ đạo nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Một trong những giải pháp quan trọng nhất là dồn điền, đổi thửa. Đây chính là giải pháp then chốt, tạo nền tảng thuận lợi để huyện bước đầu thực hiện thành công việc tích tụ ruộng đất, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp với các yếu tố bền vững hơn, phù hợp yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục