(HBĐT) - Đẩy mạnh thực hiện phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng NTM, những năm qua, phụ nữ xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) đã tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đời sống ấm no, gia đình hạnh phúc.


Mô hình trồng đào cảnh đem lại cho gia đình chị Đào Thị Huệ, xóm Lũng Hang, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) thu nhập 80 triệu đồng/năm.

 

Nhiều hội viên hoàn cảnh khó khăn đã thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống. Chị Nguyễn Thị Thanh Hà, Chủ tịch Hội LHPN xã Mông Hóa cho biết: "Thời gian qua, Hội đã phối hợp với các ngành, đoàn thể chỉ đạo các chi hội rà soát, phân công hội viên ưu tú giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn chuyển dịch cây trồng, vật nuôi hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Từ nguồn quỹ hội, vốn vay ủy thác đã tạo điều kiện cho chị em xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, từng bước xóa đói - giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng NTM”.

Hội LHPN xã Mông Hóa hiện có 815 hội viên, sinh hoạt tại 16 chi hội. Thời gian qua, Hội đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các mô hình trồng cam, bưởi, mía, đào... Tiếp tục triển khai các phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” gắn với xây dựng NTM, "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”... Các chi hội thường xuyên giúp đỡ các hội viên khó khăn từng bước xóa bỏ tư tưởng an phận, phát huy vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Hiện, toàn Hội tổng nguồn vốn vay ủy thác từ ngân hàng đạt 3,7 tỷ đồng, gồm 5 tổ vay vốn với 217 thành viên. Bên cạnh đó, với mức đóng góp trung bình 100.000 đồng/hội viên/năm, nguồn vốn góp xoay vòng của các chi hội đạt 174 triệu đồng, giúp các hội viên có nhiều cơ hội tiếp cận vốn vay để sản xuất. Các nguồn vốn vay ủy thác từ Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT và nguồn quỹ Hội đã giúp các phong trào hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Từ phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” đã xuất hiện các tấm gương điển hình, làm kinh tế giỏi như các chị: Đào Thị Huệ, xóm Lũng Hang với mô hình trồng đào cảnh đem lại thu nhập 80 triệu đồng/năm; Hoàng Thị Thơm, xóm Suối Ngành với đàn dê hơn 100 con; Lê Thị Nga, xóm Hang Nước với 2 ha keo, 2.000 m2 ao cá đem lại thu nhập 80 triệu đồng/năm...

Đến thăm vườn đào của chị Đào Thị Huệ, hộ thuộc diện khó khăn vừa được công nhận thoát nghèo năm 2017. Chị Huệ cho biết: "Trước kia, cả 2 vợ chồng đi làm thợ xây nên đời sống bấp bênh. Chồng tôi hay đau ốm nên làm được đồng nào lại lo thuốc men cho chồng hết, cuộc sống rất vất vả. Năm 2015, được sự giúp đỡ tận tình của chị em trong hội cùng với nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH, gia đình trồng 300 gốc đào Nhật Tân. Dịp Tết Nguyên đán năm nay gia đình thu được 80 triệu từ tiền bán đào, nhờ đó, cuộc sống bớt khó khăn”.

Nhờ sự đồng lòng, đến nay Hội LHPN xã Mông Hóa đã xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định cho các hội viên, góp phần nâng cao thu nhập bình quân trong xã, giảm tỷ lệ hộ nghèo qua từng năm. Song song với các hoạt động chăm lo, phát triển kinh tế, Hội LHPN xã còn thực hiện hiệu quả cuộc vận động "5 không, 3 sạch”, nâng tỷ lệ gia đình hội viên sử dụng công trình nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh đạt gần 90%. Nổi bật trong năm 2017, Hội LHPN xã đã thành lập CLB "Gia đình hạnh phúc” và CLB "Không sinh con thứ 3” tại xóm Bãi Sấu với 20 thành viên tham gia là 10 cặp vợ chồng gương mẫu, điển hình, từng bước nhân rộng mô hình CLB tới những xóm còn lại. Các CLB đã tuyên truyền, vận động chị em thực hiện kế hoạch hóa gia đình, hạn chế sinh con thứ 3, các biện pháp tránh thai an toàn, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Phụ nữ chung sức xây dựng NTM”, đông đảo hội viên đến từ các chi hội đã tham gia đào đắp, phát dọn kênh mương, góp nhiều ngày công lao động làm đường giao thông, cơ sở hạ tầng thôn, xóm... Duy trì tốt 16 đoạn đường phụ nữ tự quản, tổ chức tổng vệ sinh 1 - 2 lần/tháng, giữ vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

 

Hoàng Anh

 

Các tin khác


Đường Hòa Lạc- Hòa Bình: nhiều xe lưu thông trước “giờ G” thông tuyến

(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi đi khảo sát đường Hòa Lạc- Hòa Bình. Khó khăn vướng mắc vốn đã được khai thông, sau những ngày mưa ròng rã, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhà thầu đang tập trung phương tiện, máy móc hoàn thiện các đoạn tuyến đáp ứng tiến độ của Bộ trưởng GTVT phải hoàn thành thông tuyến vào 31/8, trong khi nhiều phương tiện đã lưu thông trên tuyến đường này.

Quyết liệt phòng trừ dịch bệnh đang diễn biến lo ngại trên lúa mùa

(HBĐT) - Trong khoảng 10 ngày gần đây, tình hình sâu bệnh hại trên cây lúa ở các địa phương trên địa bàn huyện Kim Bôi diễn biến đáng lo ngại và chiều hướng tiếp tục gia tăng. Diện tích lúa đại trà đang thời kỳ đứng cái, trà sớm ôm đòng. UBND huyện, các cơ quan chuyên môn đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các xã và bà con nông dân triển khai các biện pháp phòng trừ, giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh hại làm ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ mùa.

Thu nhập từ rừng đạt khoảng 25,6 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, đến cuối tháng 8, toàn tỉnh đã trồng khoảng 5.900 ha rừng tập trung, đạt 100% kế hoạch năm 2018. Các địa phương làm tốt công tác bảo vệ 234,9 nghìn ha diện tích có rừng, trong đó 138,3 nghìn ha rừng được hỗ trợ kinh phí bảo vệ. Đồng thời, khai thác rừng trồng 277 ha với sản lượng trên 11.812 m3 gỗ; khai thác cây trồng phân tán 222 m3; hơn 20.394 ster củi; 45.800 cây bương, tre, luồng; 514 tấn măng, 3,2 tấn dược liệu… thu nhập từ rừng đạt khoảng 25,6 tỷ đồng.

Chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ rừng ở xã Ngổ Luông

(HBĐT) - Là xã có diện tích rừng lớn thứ 2 trong Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) có diện tích rừng 3.400 ha, tỷ lệ che phủ rừng tự nhiên lên đến gần 90%. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng trong việc giữ gìn, bảo vệ rừng, xã Ngổ Luông đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép.

Nông dân xã Tây Phong trồng cam an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Mô hình trồng cam an toàn thực phẩm được T.ư Hội Nông dân hỗ trợ kể từ tháng 2/2017 tại phố Bằng và các xóm Bằng, Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong). Mục tiêu của mô hình là thông qua hỗ trợ vốn, định hướng sản xuất sẽ tạo chuyển biến về nhận thức và hành động của bà con về nông nghiệp sạch.

Sau khó khăn tiêu thụ lợn, lại lo trâu, bò “đầu ra” giá rẻ

(HBĐT) - Khoảng hơn 1 năm trở lại đây, trâu, bò không còn được giá như trước. Giá con giống mua vào đã rẻ, giá xuất chuồng càng rớt thảm hại hơn. Nhiều hộ vì thua lỗ không còn dám đầu tư nuôi lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục