Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh thăm mô hình trồng cây Sachi tại xóm Bưa Lay, xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc
Đặc biệt, cây sachi trồng 1 lần cho thu hoạch tới 15 đến 20 năm. Các bộ phận của cây từ hạt, thân, lá, đều được sử dụng để chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Tại Hòa Bình, Công ty Cổ phần Inca Việt Nam liên kết với hộ nông dân tại 10 huyện, thành phố với diện tích khoảng 100 ha sachi, trong đó, 50 ha đang cho thu hoạch. Mỗi ha trồng được 2000 cây sachi, mỗi cây giống xuất khỏi vườn ươm có giá thành 20.000 đồng, công ty bỏ vốn ứng trước cho các hộ dân nhận trồng 2/3 số tiền tiền mua cây giống và bù trừ khi thu mua sản phẩm. Công ty cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân cách trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm, nhận bao tiêu với giá 10.000 đồng/kg lá tươi và 40.000 đồng/kg lá khô, 30.000 đồng/kg quả khô và 50.000 đồng/kg hạt. Theo tính toán của bà con nhân dân ở xóm Bưa Lay, xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc trên diện tích 1,2 ha trồng thử nghiệm sau 1 năm đã cho thu hoạch lần đầu hơn 78 triệu đồng. Năng suất đạt gần 1,3 tấn hạt khô/ha. Được biết đối với loại cây này, trong năm thứ nhất năng suất bình quân đạt 1 tấn – 1,3 tấn/ha quả khô và đạt trên 3 tấn từ năm thứ 3 trở đi. Lợi nhuận trung bình mỗi năm từ 150 – 200 triệu đồng/ha. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, đánh giá cao mô hình trồng cây sachi tại tỉnh Hòa Bình đã mang lại lợi ích kinh tế tích cực cho địa phương. Đồng thời, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình đánh giá chi tiết về hiện trạng cây sachi, sớm hoàn thành báo cáo gửi Bộ NN&PTNTđể cấp chứng nhận giống cây trồng hiệu quả cao cho công ty INCA trong thời gian tới. Từ kết quả ban đầu trồng cây Sachi, tỉnh Hòa Bình có định hướng sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích trồng loại cây trồng này, trong đó chú trọng đưa vào trồng tại các vườn tạp, diện tích cấy lúa và trồng mía kém hiệu qủa. Đồng thời sẽ có các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất như: xây dựng và triển khai dự án Phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trong chương trình xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ vùng sản xuất tập trung, tiêu thụ sản phẩm và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp đảm bảo đầu ra ổn định cho người dân.
PV