Những chuyên gia Nhật Bản đến tận các khu vườn ở Ðạ K’Nàng, xã vùng sâu vùng xa của huyện nghèo Ðam Rông (Lâm Ðồng) để thẩm định chất lượng chuối Laba. Sau khi gật gù khen chuối thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của người Nhật, đối tác đã đặt hàng với số lượng lớn.

Chuyên gia Nhật hướng dẫn nông dân ở xã Ðạ K’Nàng (Ðam Rông, Lâm Ðồng) sơ chế chuối. Ảnh: Kim Anh

Thay cà phê bằng trồng chuối

Cặp vợ chồng tuổi ngoài bốn mươi Nguyễn Huy Phương và Võ Thị Thu tất bật hướng dẫn hàng chục nhân viên thu hoạch, sơ chế và đóng gói chuối Laba trong vườn để xuất sang Nhật nên cuộc trò chuyện của chúng tôi liên tục bị gián đoạn. Anh Phương cho biết đã lập nghiệp ở Đạ K’Nàng 18 năm, chủ yếu trồng cà phê và buôn bán nông sản. Do cà phê bị sâu bệnh liên miên, giá cả trồi sụt thất thường nên anh quyết tìm hướng đi mới. Năm ngoái, anh "đầu quân” cho Hợp tác xã thương mại dịch vụ Laba Phú Sơn (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) để học hỏi kinh nghiệm trồng và xuất khẩu chuối Laba qua Nhật.

Tháng 4/2017, vợ chồng anh cùng 3 hộ khác ở Đạ K’Nàng phá bỏ 5 ha cà phê để trồng hơn 10.000 cây chuối Laba, loại chuối lâu đời và nổi tiếng của Lâm Đồng, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền. Chuối có hình dáng đẹp (thon dài và hơi cong), thịt chuối màu vàng sánh, dẻo và có hương thơm đặc trưng, từng được cung tiến cho vua triều Nguyễn nên còn có tên là chuối "Tiến vua”.

Từ tháng 7 năm nay, lô chuối Laba đầu tiên ở Đạ K’Nàng được xuất sang Nhật thông qua Cty Chuối Việt ở TPHCM. Trước khi xuất, các chuyên gia của Nhật Bản đến tận vườn hướng dẫn nông dân cách thu hoạch sao cho vỏ không bị dập và trầy xước. Buồng chuối được treo cao, rửa sạch, tẻ nhánh, tách quả, hong khô (bằng quạt gió) rồi đóng gói theo quy cách và trọng lượng mà đối tác yêu cầu. Khâu cuối cùng là dán nhãn, đóng thùng rồi vận chuyển bằng xe lạnh xuống TPHCM để xuất khẩu.

Sẽ mở rộng diện tích

Những ngày này, các chuyên gia nước ngoài đã đến xã Đạ K’Nàng để kiểm tra chất lượng, chuẩn bị cho lô chuối thứ 4 xuất khẩu sang Nhật. Chị Thu cho biết đối tác Nhật Bản có những yêu cầu khắt khe về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ cho phép sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phải đảm bảo thời gian phun cách ly để thuốc phân giải hết trước khi thu hoạch. Về hình thức, vỏ phải trơn láng, trọng lượng quả vừa phải…, do đó phải thực hiện kỹ thuật bao buồng chuối trong vườn bằng túi nylon để tránh bị côn trùng chích hoặc bị sém nắng làm nám da.

Tuy nhiên bù lại giá thu mua của đối tác ổn định từ 8.000 - 9.000 đồng/kg. Chuối Laba cho thu hoạch quả quanh năm và với mức giá này có thể lãi 500 - 600 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2-3 lần so với trồng cà phê. Đến nay đối tác phía Nhật đã mua hơn 40 tấn chuối Laba ở Đạ K’Nàng và tiếp tục đặt hàng từ 20 - 30 tấn/tuần. Để đảm bảo nguồn cung cho đối tác, anh Phương liên kết với một số hộ dân xuống giống thêm 10 ha chuối và dự kiến đạt quy mô diện tích 20 ha trong thời gian tới. Anh sử dụng cây giống nuôi cấy mô để vừa thuận lợi cho việc trồng chuối quy mô lớn vừa đảm bảo sạch bệnh. Từ khi xuống giống đến khi chuối cho thu hoạch chỉ mất một năm.

Ông Đoàn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đam Rông nói: Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối để xuất khẩu không quá khó, trong khi quỹ đất của địa phương còn rất nhiều. Do đó Hội sẽ tham mưu cho UBND huyện hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích sản xuất, đón bắt thời cơ quý giá này để góp phần cải thiện đời sống người dân. Đam Rông là một trong những huyện nghèo nhất nước với gần 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và tỷ lệ hộ nghèo lên đến hơn 35%.

Ông Hay Ashi Yohei, chuyên gia đến từ Nhật Bản nhận định khí hậu ở Ðạ K’Nàng rất khác so với các vùng mà ông từng khảo sát. Chuối Laba ở đây có hương vị thơm ngon đặc biệt và phù hợp với khẩu vị của người Nhật.

 

                                                                                 Theo báo Tiền Phong

Các tin khác


Đại hội ASOSAI lần thứ 14: Việt Nam sẽ chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm kiểm toán từ các nước

Nhân sự kiện Việt Nam sắp đăng cai tổ chức sự kiện Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán Tối cao Châu Á (ASOSAI) lần thứ 14, trao đổi với PV báo Lao Động, ông Hồ Đức Phớc - Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết: "Đây là sự kiện chính trị ngoại giao quan trọng, thể hiện vị trí và vai trò của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trước quốc tế. Đại hội lần này là dịp để truyền thông đến bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước Việt Nam đang phát triển và đổi mới mạnh mẽ". Vì sao năm nay lại chọn chủ đề kiểm toán môi trường vì phát triển bền vững, thưa ông?

Đừng lợi dụng mưa bão để ép giá thu mua hải sản

Hàng trăm tàu cá của ngư dân Quỳnh Lưu (Nghệ An) phải vào bờ tránh bão Mangkhut, vừa tranh thủ tiêu thụ hải sản nhưng thương lái đã ép giá thu mua, khiến ngư dân thất thu không nhỏ.

Hòa Bình đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm, cải thiện môi trường đầu tư

(HBĐT) - Tại hội nghị giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư và chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các tỉnh khu vực phía Bắc do Hiệp Hội DN tỉnh tổ chức mới đây, phân tích tiềm năng, cơ hội đầu tư, trăn trở môi trường đầu tư của tỉnh chưa được cải thiện nhiều, hoạt động doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, ủy viên BCH T.ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đưa ra thông điệp: "Hòa Bình đang quyết tâm đổi mới tư duy, cách làm, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án vào các lĩnh vực thế mạnh là công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp chất lượng cao, du lịch hồ Hòa Bình, du lịch sinh thái, tạo sự đột phá vươn lên mạnh mẽ về KT-XH”.

Ra mắt HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Yên Mông

(HBĐT) - Ngày 14/9, HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Yên Mông tại xóm Mỵ, xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình) đã tổ chức lễ ra mắt và ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm.

Tín hiệu khả quan trong thu ngân sách và những giải pháp căn cơ cho những tháng cuối năm

(HBĐT) - Theo Cục Thuế tỉnh, tính đến hết tháng 7, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.684,3 tỷ đồng, đạt 63% dự toán Chính phủ giao năm 2018, đạt 53% dự toán HĐND tỉnh giao, đạt 49% dự toán phấn đấu Tổng cục Thuế giao, so với cùng kỳ năm 2017 đạt 107%.

Bế mạc Hội nghị WEF ASEAN 2018

Chiều 13-9, tại Hà Nội, bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), Hội nghị cấp cao Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 đã diễn ra, với chủ đề "Việt Nam - Ðối tác kinh doanh tin cậy: Kết nối và sáng tạo”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến tại Hội nghị. Tới dự, có hơn 1.200 đại diện doanh nghiệp, nhà đầu tư, công ty hàng đầu thế giới, trong đó có các thành viên của WEF, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, các đại sứ quán và tổ chức quốc tế tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục