(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) mới đạt được 11/19 tiêu chí.


Đường giao thông xóm Lội, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) đi lại còn nhiều khó khăn.

Xã Văn Sơn có 12 xóm, 1.027 hộ với 4.641 nhân khẩu. Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm lãnh đạo, tranh thủ các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, do đặc thù là xã thuần nông nên thu nhập bình quân của xã mới đạt 19,5 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 42%.

Đồng chí Bùi Văn Nên, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Sơn cho biết: "Xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất, hệ thống kênh mương, đường giao thông khó khăn là nguyên nhân chính khiến tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM ở xã còn chậm, ảnh hưởng lớn đến phát triển KT-XH. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân còn hạn chế, tập quán canh tác lạc hậu, khó đưa KH-KT vào sản xuất, do đó năng suất và sản lượng đều thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn”.

Hiện ở Văn Sơn đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa theo tiêu chuẩn mới đạt 29,6%, đường nội đồng 100% là đường đất. Để vận chuyển hàng hóa, nông sản, hàng ngày người dân phải qua những đoạn đường lầy lội, lởm chởm đá như đoạn đường liên xã Văn Sơn - Nhân Nghĩa dài 2,5km, đoạn xóm Chào, xóm Rộc (xã Văn Sơn) đi xóm Mới (xã Thượng Cốc)... Vào mùa mưa, nhiều đoạn đường liên xã, liên xóm thường xuyên xảy ra sạt lở khiến giao thông tê liệt hoàn toàn như đường liên xã Văn Sơn -Miền Đồi, Văn Sơn - Thượng Cốc, đường nội xóm Bưng, xóm Lội, xóm Ráy...

Giao thông khó khăn dẫn đến tiêu chí thu nhập vẫn chưa thể hoàn thành. Cơ cấu kinh tế của xã Văn Sơn hơn 90% là nông nghiệp, hầu hết dựa vào cây lúa, ngô. Tuy nhiên địa hình đồi núi, diện tích canh tác hạn chế, kỹ thuật canh tác lạc hậu khiến kinh tế của xã chưa thể có sự bứt phá. Với nỗ lực cải thiện, nâng cao thu nhập cho người dân, xã đã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện mở các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác, chăn nuôi gia súc, gia cầm; khuyến khích phát triển kinh tế vườn đồi, tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, nhận thức của người dân còn hạn chế, vẫn phải "cầm tay chỉ việc”, do đó khó tiếp cận KH-KT.

Trong năm 2017, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ, Văn Sơn đã tu sửa các tuyến đường liên thôn, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, tổ chức thu dọn vệ sinh, phát quang bụi rậm; làm mới 3 km đường nội xóm, cứng hóa 870 m đường liên xóm; mở mới đường sân vận động trung tâm đi xóm Lội với chiều dài 200 m. Thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi, người dân đã tu sửa, nạo vét 720 m3 kênh mương, khởi công xây dựng mương Bai Căng tại xóm Khửm, xóm Răng với chiều dài 620 m. Tuy nhiên, tuyến mương dài 3,6 km xây dựng cách đây 20 năm xuống cấp trầm trọng. Nhiều đoạn mương bị vỡ, hư hỏng, nước ngấm trực tiếp xuống đất, đồng ruộng không đủ nước tưới tiêu. Toàn xã còn 5 chiếc cầu tạm là mối lo ngại của phụ huynh mỗi khi trẻ em đến trường. Cơ sở vật chất của trường tiểu học và THCS chưa đạt chuẩn NTM. Xã còn 3 xóm chưa có nhà văn hóa, phải dùng tạm nhà dân để sinh hoạt, hội họp...

Đồng chí Bùi Văn Nên, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Sơn cho biết: "Để hoàn thành các tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân, cần có sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các cấp, các ngành trong việc đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Qua đó, từng bước thúc đẩy phát triển KT - XH, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM”.

Hoàng Anh


Các tin khác


Các NH, TCTD huy động vốn địa phương đạt 14.815 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo NHNN tỉnh, tổng nguồn vốn của các NH, TCTD trên địa bàn tính đến hết quý III đạt gần 22.450 tỷ đồng, tăng 10,9% so với 31/12/2017. Bao gồm, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 14.815 tỷ đồng, tăng 1.466 tỷ (tương đương 11%), ước thực hiện đến 30/9 tăng 12,5% so với cuối năm 2017, đáp ứng 73,8% tỷ trọng vốn đầu tư cho vay, trong đó vốn huy động trên 12 tháng chiếm 33% nguồn vốn huy động.

9 tháng, ước giải quyết việc làm cho 1.200 lao động

(HBĐT) - 9 tháng đầu năm, công tác lao động việc làm được huyện Tân Lạc tập trung đẩy mạnh. UBND huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Công ty TNHH Canon Việt Nam, Công ty Brother tổ chức 6 buổi tư vấn giới thiệu việc làm cho trên 2.000 lao động.

Huyện Đà Bắc đưa sản phẩm lợn bản địa tiếp cận thị trường hàng hóa

(HBĐT) - Lợn bản địa là một trong những con vật nuôi đặc sản của huyện vùng cao Đà Bắc. Tuy nhiên trước đây, việc chăn nuôi trong dân quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu theo phương thức truyền thống, chưa áp dụng các quy trình khoa học kỹ thuật và phần lớn phục vụ trong gia đình.

Chuối tiến vua mở đường sang Nhật

Những chuyên gia Nhật Bản đến tận các khu vườn ở Ðạ K’Nàng, xã vùng sâu vùng xa của huyện nghèo Ðam Rông (Lâm Ðồng) để thẩm định chất lượng chuối Laba. Sau khi gật gù khen chuối thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của người Nhật, đối tác đã đặt hàng với số lượng lớn.

Chậm nhất 30/10 phải hoàn thành thủ tục các dự án di dân tái định cư cấp bách

(HBĐT) - Chiều 17/9, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang chủ trì cuộc họp bàn về tình hình thực hiện các dự án tái định cư (TĐC) cho các hộ dân bị ảnh hưởng bị thiên tai trên địa bàn. Tham dự có Phó Chủ UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng; lãnh đạo các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố liên quan.

Hãng xe Bình An thay đổi lộ trình vận tải hành khách do đường xá xuống cấp.

(HBĐT) - Theo ông Nguyễn Kiên Cường, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hòa Bình, thời gian qua, trên nhiều tuyến đường khu vực bờ trái Thành phố Hòa Bình xuống cấp nghiêm trọng. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ hành khách của hãng xe Bình An trên tuyến Hòa Bình - Mỹ Đình (Hà Nội) và ngược lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục