(HBĐT) - Chúng tôi cảm nhận được sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ khi đến thăm làng nghề gỗ lũa và đá cảnh Lâm Sơn (Lương Sơn) vào đầu tháng 9. Làng nghề nằm dọc QL 6, trên địa bàn xóm Đoàn Kết, cách không xa trụ sở UBND xã Lâm Sơn. Nhiều sản phẩm đồ mỹ nghệ thủ công, đá cảnh đẹp, ấn tượng được trưng bày tại các cơ sở sản xuất. Các cơ sở làm nghề hoạt động khá sôi động. Nhiều khách bộ hành, khách thăm quan tìm hiểu, chiêm ngưỡng sản phẩm đồ mỹ nghệ của làng nghề. Các nghệ nhân, thợ lành nghề miệt mài lao động sáng tạo những sản phẩm riêng có từ nguyên liệu gỗ, đá cảnh ở địa phương và các vùng, miền chuyển về.
Tác phẩm con cóc được chế tác từ
gỗ quý ở cơ sở sản xuất của anh Đoàn Xuân Thành có tính thẩm mỹ và giá trị cao.
Cơ sở chế tác đá cảnh của ông Lê Huy Sơn hiện có
hàng trăm sản phẩm trưng bày trong khuôn viên mang đậm chất phong thủy, có tính
nghệ thuật cao. Trước cửa nhà là những khối đá quý muôn sắc màu được gọt rũa
tinh vi. Các loại cây cảnh, bể cá, gốc si, tác phẩm đá Ngũ Phúc, có loại đá
cảnh được mua từ Kim Bôi, cũng có những loại đá quý Mã Não một loại đá quý từ
Gia Lai mang về chế tác thành tác phẩm mỹ thuật; đôi rồng ngậm ngọc tạo phong
thủy sau nhà… ông Sơn cho biết: Tôi đến với nghề như một cơ duyên và đam mê
nghệ thuật, do tính cách quảng đại, đông bạn bè làm ngành mỹ thuật, chuyên gia phong thuỷ. Đến nay, cứ
ngồi ngắm tác phẩm tự chế tác tôi cũng thật hạnh phúc, vừa làm vừa chơi đem lại
sự vui tươi, thanh thản lại có thu nhập dư dả.
Anh Đoàn Xuân Thành, Trưởng làng nghề chế tác gỗ lũa,
đá cảnh Lâm Sơn cho biết: Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh là loại nghề đặc biệt,
đòi hỏi có đam mê và đầu óc giàu sức tưởng tượng để tạo ra các sản phẩm tinh tế,
bảo đảm yêu cầu về thẩm mỹ của khách hàng. Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh đã có
mặt ở Lâm Sơn được hơn 20 năm nay. Ban đầu chỉ là một số hộ dân trưng bày các
sản phẩm hình đá cảnh, gỗ rừng còn sơ sài từ những nguyên liệu sẵn có của địa
phương. Những năm gần đây, các cơ sở sản xuất
phát triển khá nhanh, kể cả về quy mô lẫn chất lượng chế tác các sản
phẩm mỹ nghệ từ gỗ, các loại gốc cây, đá cảnh, được các nghệ nhân, thợ lành
nghề sáng tạo thành các sản phẩm bàn ghế, tủ kệ, thượng, các loại linh vật... ngày càng được
khách hàng tìm kiếm.
Năm 2017, UBND tỉnh ra quyết định thành lập làng nghề
gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn. Hiện làng nghề có khoảng 10 nghệ nhân và gần 100
công nhân kỹ thuật lành nghề, tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ có chất lượng cao,
góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người dân trong khu vực. Riêng
cơ sở sản xuất của anh Đoàn Xuân Thành có 4 người trực tiếp tham gia sản xuất
hàng mỹ nghệ gỗ lũa như bàn ghế, các linh vật, đã cung cấp ra thị trường hàng
trăm sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm quý được chế tác từ các loại gỗ quý
hiếm, có giá trị nghệ thuật cao như Long Châu, Ngũ Phúc, con cóc… chinh phục
những khách hàng khó tính, nhiều người ao ước muốn sở hữu. Nhiều cơ sở khác
cũng hoạt động khá hiệu quả, tạo việc làm, mang lại thu nhập cao cho người dân
như cơ sở của gỗ lũa của anh Trần Xuân Thể; Đình Ninh, Trần Xuân Tú…
Sản phẩm của làng nghề gỗ lũa, đá cảnh Lâm Sơn thường
xuyên tham gia hội chợ ở các tỉnh khu
vực phía Bắc như: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam
và một số tỉnh phía Nam.
Qua đó góp phần giới thiệu, đưa các sản
phẩm đến gần hơn với khách hàng. Hiện có 53 hộ
(chủ yếu ở xóm Đoàn Kết) tham gia nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh với thu
nhập bình quân đạt 7 triệu đồng/người/ tháng, khá cao so với mặt bằng dân cư.
Các hội viên mong muốn được tiếp cận thông tin về thị trường tiêu thụ, có quỹ
đất để giới thiệu sản phẩm, tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ khuyến công, phát
triển làng nghề ổn định và bền vững.
L.C
(HBĐT) - Lợn bản địa là một trong những con vật nuôi đặc sản của huyện vùng cao Đà Bắc. Tuy nhiên trước đây, việc chăn nuôi trong dân quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu theo phương thức truyền thống, chưa áp dụng các quy trình khoa học kỹ thuật và phần lớn phục vụ trong gia đình.
Những chuyên gia Nhật Bản đến tận các khu vườn ở Ðạ K’Nàng, xã vùng sâu vùng xa của huyện nghèo Ðam Rông (Lâm Ðồng) để thẩm định chất lượng chuối Laba. Sau khi gật gù khen chuối thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của người Nhật, đối tác đã đặt hàng với số lượng lớn.
(HBĐT) - Chiều 17/9, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang chủ trì cuộc họp bàn về tình hình thực hiện các dự án tái định cư (TĐC) cho các hộ dân bị ảnh hưởng bị thiên tai trên địa bàn. Tham dự có Phó Chủ UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng; lãnh đạo các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố liên quan.
(HBĐT) - Theo ông Nguyễn Kiên Cường, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hòa Bình, thời gian qua, trên nhiều tuyến đường khu vực bờ trái Thành phố Hòa Bình xuống cấp nghiêm trọng. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ hành khách của hãng xe Bình An trên tuyến Hòa Bình - Mỹ Đình (Hà Nội) và ngược lại.
(HBĐT) - Ngày 17/9, UBND thành phố Hòa Bình đã đăng cai tổ chức hội nghị cụm các đô thị vùng Tây Bắc năm 2018. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự hội nghị; đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu khai mạc chào mừng. Tham dự còn có đồng chí Nguyễn Thị Kim Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội các đô thị Việt Nam, lãnh đạo đại diện 10 thành phố, thị xã trong cụm các đô thị vùng Tây Bắc, các ban, ngành, đoàn thể thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Đến xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ) chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi sự thay đổi đến ngỡ ngàng sau 3 năm xã về đích NTM. Đường làng, ngõ xóm, các công trình công cộng được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Các mô hình phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nơi đây có việc làm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.