(HBĐT) - Xã Tân Sơn thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Xã đang khởi sắc trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, huy động nguồn lực xây dựng NTM.
Nông dân xóm Tam Hòa, xã Tân Sơn (Mai Châu) trồng rau liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, giúp nâng cao thu nhập.
Trên đồng đất các xóm Bò Báu, Tam Hòa giờ phủ
xanh màu của chanh leo và các loại rau, màu. Đồng chí Hà Văn Dung, Chủ tịch
UBND xã cho biết: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lâu là trăn trở của cấp ủy,
chính quyền địa phương. Chỉ từ năm 2017 đến nay, việc chuyển đổi có tính chất
bước ngoặt giúp nhân niềm hy vọng cải thiện sinh kế người dân. Đầu tiên là liên
kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững được triển khai,
cụ thể là mô hình chanh leo liên kết với Công ty Nafood Tây Bắc. 40 hộ dân các
xóm tham gia mô hình được thăm quan, tập huấn khoa học kỹ thuật để việc chuyển
đổi cây trồng đạt hiệu quả cao. Đồng thời, các hộ có thêm động lực nhờ sự hỗ
trợ từ Đề án phát triển nông nghiệp của huyện bằng vốn vay mua vật tư, phân
bón. Liên kết sản xuất này tiếp tục được mở rộng về quy mô với diện tích trên 4,3
ha. Hộ tham gia thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sắn, ngô, vườn tạp kém
hiệu quả sang trồng chanh leo đã có thu nhập hàng chục triệu đồng/vụ thu hoạch.
Tiêu thụ sản phẩm từ chỗ phải tự túc, bị tư thương ép giá, giá cả bấp bênh nay
được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ với giá ổn định 15.000 đồng/kg.
Một mô hình nữa được nông dân nơi đây triển khai tích
cực, đó là trồng rau an toàn theo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
với quy mô đến hết năm nay dự kiến tăng khoảng 10 ha. Khởi động từ tháng 7/2018,
mô hình đã đưa ra thị trường sản phẩm đầu tiên gồm rau cải ngọt, cải bắp. Toàn
bộ diện tích rau sản xuất áp dụng theo quy trình VietGAP đảm bảo chất lượng,
sản lượng và giá trị thu nhập. Cũng với liên kết này, HTX tổ chức thu mua tại
vườn và tiêu thụ với giá cam kết đúng hợp đồng.
Bà Hà Thị ý, hộ tham gia mô hình tại vùng sản xuất Na
Co Nào, xóm Tam Hòa phấn khởi cho biết: Làm rau không khó vì được tập huấn,
hướng dẫn cả rồi. Vả lại, việc canh tác cũng phù hợp với trình độ và khả năng
đầu tư của nông dân. Cánh đồng này trước đây trồng lúa, trồng ngô năng suất
thấp nên chỉ đủ làm lương thực trong nhà. Nay chuyển đổi trồng rau, các hộ có
thêm đồng ra, đồng vào, thu nhập gấp 2 - 3 lần so với ngô, lúa.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cấp
ủy, chính quyền xã Tân Sơn xác định tiếp tục xây dựng, thực hiện các mô hình
sản xuất tập trung và triển khai nhân rộng nhằm tạo ra lượng hàng hóa lớn, chất
lượng cao, đồng nhất theo yêu cầu của thị trường để thúc đẩy phát triển kinh
tế. Đồng chí Chủ tịch UBND xã Hà Văn Dung cho biết thêm: Trong giai đoạn từ nay
đến năm 2020, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện cho chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng NTM, địa phương sẽ chủ động hơn nữa, huy động các nguồn vốn từ
doanh nghiệp, tín dụng, nhân dân đóng góp, nguồn tài trợ, đáp ứng mục tiêu phát
triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tăng cường tuyên truyền, vận
động bà con tham gia các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm
nghèo nói riêng và phong trào "Xã Tân Sơn góp sức xây dựng NTM” nói chung. Hiện
nay, xã mới đạt 9/19 tiêu chí NTM, thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 7,2
triệu đồng, ước năm 2018 đạt 8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 53,33%.
Đây là thách thức lớn để năm 2018 và những năm tiếp theo, xã tăng cường chỉ đạo
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là tìm ra và nhân rộng các mô hình
hay, cách làm hiệu quả.
Thu Hằng
(HBĐT) - Tính đến hết 31/8/2018, tổng thu ngân sách (TNS) trên địa bàn thành phố Hòa Bình đạt trên 160 tỷ đồng, đạt 61,3% dự toán pháp lệnh, tăng 1% so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Nhân dịp ngày Doanh nhân Việt Nam, tối 11/10, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh ( DNT) đã tổ chức Đêm hội Doanh nhân năm 2018.
(HBĐT) - LTS: Nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, thạc sỹ Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình về truyền thống tốt đẹp của doanh nhân Việt Nam, khẳng định "Cộng đồng doanh nghiệp (DN) tỉnh đang phát huy những giá trị quý báu, tinh thần doanh nhân Việt Nam, nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh (SX-KD), đóng góp cho sự phát triển của quê hương, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và Nhà nước cũng như xã hội tin tưởng”.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Tân Lạc có 27 hợp tác xã (HTX) và 24 tổ hợp tác (THT). Nhìn chung, các HTX, THT bước đầu hoạt động có hiệu quả, phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi tư duy, cách làm cho nông dân, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tổng số vốn đăng ký của các HTX gần 51 tỷ đồng; tổng lao động trong các HTX 314 người, thu nhập bình quân đạt 2 triệu đồng/người/tháng.
(HBĐT) - Ngày 11/10, HTX Nông nghiệp và Thương mại Mường Động tổ chức lễ ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa Nông trại hữu cơ Linh Dũng (một thành viên của HTX Mường Động, có địa chỉ tại thôn Đồng Ngoài, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi) với Công ty Cổ phần O-City (một doanh nghiệp tại Hà Nội, chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm hữu cơ cung cấp cho thị trường Việt Nam và hướng tới xuất khẩu).
(HBĐT) - Ngày 11/10, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc, kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình xây dựng NTM huyện Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.