(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Tân Lạc có 27 hợp tác xã (HTX) và 24 tổ hợp tác (THT). Nhìn chung, các HTX, THT bước đầu hoạt động có hiệu quả, phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi tư duy, cách làm cho nông dân, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tổng số vốn đăng ký của các HTX gần 51 tỷ đồng; tổng lao động trong các HTX 314 người, thu nhập bình quân đạt 2 triệu đồng/người/tháng.


Từ đầu năm đến nay, huyện thành lập mới 3 HTX. Năm 2018, Ban chỉ đạo kinh tế tập thể huyện đã lựa chọn 3 HTX điển hình tiên tiến là HTX dịch vụ nông nghiệp Lương Phú; HTX sản xuất, kinh doanh nông sản sạch Đông Lai; HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến.

Thanh Hối là xã phấn đấu về đích NTM năm 2018. Đến nay, xã đạt 12/19 tiêu chí. Trong các tiêu chí chưa thực hiện được có tiêu chí số 13. Đối với tiêu chí này, xã hình thành chuỗi phát triển sản xuất rau sạch, chuỗi bưởi đỏ huyện Tân Lạc, đảm bảo tiêu chuẩn VietGap. Trong sản xuất có HTX Tân Lạc Sơn tham gia vào hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, song công tác tổ chức hoạt động chưa rõ nét, so với tiêu chí hiện tại chưa đạt. Hiện xã tập trung nguồn lực, vận động nhân dân phát huy vai trò chủ thể hoàn thiện các tiêu chí còn lại và cán đích NTM theo kế hoạch.


HTX dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phong Phú hoạt động có hiệu quả, được chọn là HTX điển hình tiên tiến năm 2018 của huyện Tân Lạc.

Ông Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc cho biết: "Ngay từ khi bắt tay vào xây dựng NTM, huyện luôn xác định nếu xây dựng được THT hay HTX hoạt động có hiệu quả, đời sống của tổ viên và thành viên HTX, THT không ngừng được nâng cao, từ đó mới có thu nhập cao, đóng góp xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 13 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản; 8 HTX hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN; 1 HTX hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường và 5 HTX hoạt động trong lĩnh vực khác. 13 xã có HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012 với tổng số 22 HTX đang hoạt động sản xuất, kinh doanh; 11 xã chưa có HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012, xã Địch Giáo đã về đích NTM nhưng còn nợ tiêu chí 13. Thời gian qua, huyện Tân Lạc đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng chung sức xây dựng NTM. Nhờ phát triển kinh tế, tạo nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, toàn huyện có 4 xã đạt chuẩn NTM. Tính theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2016 - 2020 thì toàn huyện có 7 xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất, các xã khác đang gặp nhiều khó khăn trong thực hiện.

Trong mô hình mới, HTX, THT phải hoạt động như 1 doanh nghiệp, sự bao cấp của Nhà nước giảm đi hoặc gần như không có, phải thích ứng với cơ chế thị trường. Đặc biệt là các dịch vụ sản xuất nếu không được mở rộng và không năng động trong tổ chức thì sẽ không cạnh tranh được với tư thương. Khi chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 thì HTX phải được cấp 5% quỹ đất để có trụ sở riêng, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới có tài sản riêng để thế chấp vay vốn đầu tư vào sản xuất. Tuy nhiên, tại một số địa phương, do quỹ đất hạn chế nên chưa thể cấp đất cho HTX nếu chuyển đổi. Bên cạnh đó, tâm lý người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa thường quen với kiểu canh tác tự phát nên chưa thực sự quan tâm, mặn mà với việc tham gia vào mô hình kinh tế HTX hay THT. Do vậy, thành lập HTX, THT theo mô hình kiểu mới để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí 13 tại các xã đang xây dựng NTM là rất khó khăn.


Đinh Thắng


Các tin khác


Huyện Yên Thuỷ dành trên 566 tỷ đồng xây dựng cơ bản

(HBĐT) - Năm 2018, huyện Yên Thuỷ có 79 công trình đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách Nhà nước, trong đó 56 công trình chuyển tiếp, 23 công trình khởi công mới với tổng mức đầu tư 566,68 tỷ đồng.

Nhân rộng mô hình phát triển cam Lạc Thủy

(HBĐT) - Vùng đất Lạc Thủy – Hòa Bình qua thời gian đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của cây cam. Sự hòa quyện giữa tình cây, tình đất và tình người đã tạo nên những trái cam thơm ngon, đậm đà. Để rồi bất cứ ai trên vùng đất bán sơn địa này đều tự hào khi giới thiệu về sản phẩm cam ngon.


Đưa nghề mây, tre đan về vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Người dân ở tiểu khu Đoàn Kết, thị trấn Đà Bắc hầu như không ai không biết đến chị Đinh Thị Khánh trước kia là Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Đà Bắc. Từ tháng 4/2018, chị được điều động làm Bí thư Đảng ủy xã Tiền Phong - một trong những xã vùng khó khăn của huyện vùng cao Đà Bắc. Nhiều người biết đến chị không chỉ ở cương vị công tác mà còn là người có công đưa nghề mây, tre đan ở miền xuôi lên huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Phát triển kinh tế, làm đòn bẩy xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân luôn được xác định là mục tiêu cốt lõi và đòn bẩy để thực hiện các tiêu chí khác trong chương trình xây dựng NTM tại xã Thượng Bì (Kim Bôi). Để thực hiện mục tiêu này, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gắn với xây dựng NTM giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Nguyên tắc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP

(HBĐT) - Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2018/ NĐ-CP quy định về việc áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Nghị định ban hành đánh dấu thêm một bước tiến trong lộ trình chuyển dịch sử dụng hóa đơn giấy sang HĐĐT của Chính phủ.

Hội thảo đóng góp của ngành lâm nghiệp vào 17 mục tiêu phát triển bền vững

(HBĐT) - Hội nông dân tỉnh Hoà Bình và Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ vừa phối hợp tổ chức chương trình hội thảo đóng góp của ngành lâm nghiệp vào 17 mục tiêu phát triển bền vững. Đây chương trình được Hiệp hội trồng rừng và khai thác rừng Đan Mạch (DDS), Trung tâm khuyến lâm Đan Mạch hỗ trợ thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục