(HBĐT) -Ngày 22/10, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Kỳ Sơn tổ chức phiên họp thường kỳ quý IV/2018 đánh giá hoạt động tín dụng chính sách 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.


Toàn cảnh hội nghị.

Đến hết tháng 9, NHCSXH huyện Kỳ Sơn có tổng nguồn vốn hoạt động là 129.411 đạt 99,2% kế hoạch, trong đó: nguồn vốn TƯ chuyển về 93.479 triệu đồng; nguồn vốn huy động tại địa phương 33.882 triệu đồng; nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương 2.050 triệu đồng. Đơn vị đã kịp thời điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch đối với những chương trình không có nhu cầu vốn về NHCSXH tỉnh điều hòa chung, không để ứ đọng, lãng phí vốn. NHCSXH huyện thực hiện nghiêm túc công tác giao dịch tại xã. Các phiên giao dịch cố định, hướng dẫn các đơn vị bình xét, lập hồ sơ và giải ngân các chương trình tín dụng, nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất. Các thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện đã hoàn thành chương trình kiểm tra giám sát năm 2018.

Doanh số cho vay hết tháng 9 đạt 8.532 triệu đồng; doanh số thu nợ đạt 7.119 triệu đồng. Tổng dư nợ đạt 129.017 triệu đồng với 4.977 hộ còn dư nợ. Nợ quá hạn phòng giao dịch huyện là 287 triệu đồng, chiếm 0,22 tổng dư nợ. Trên địa bàn huyện có 129 tổ, trong đó: hội CCB quản lý 29 tổ, hội Nông dân quản lý 33 tổ, hội LHPN quản lý 36 tổ và ĐTN quản lý 31 tổ. Qua đánh giá, có 128 tổ xếp loại tốt, 1 tổ xếp loại khá.

Trong 3 tháng cuối năm, NHCSXH huyện Kỳ Sơn đề ra các mục tiêu: hoàn thành 100% kế hoạch dư nợ với các nguồn vốn có thể cho vay; xử lý và thu hồi 100% nợ đến hạn, tỷ lệ thu nợ đến hạn từ 85% trở lên; không để nợ quá hạn phát sinh; 100% hộ vay vốn có số dư tiền gửi tiết kiệm, có trên 85% số hộ tham gia gửi tiền tiết kiệm; 100% tổ TK&VV xếp loại tốt ; tỷ lệ giao dịch xã: giải ngân, thu nợ, thu lãi từ 95% trở lên; không có phiên giao dịch xã bổ sung nếu không có phân bổ vốn mới trong tháng. Và đề ra 6 nhóm giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.

                                                                                          Đinh Thắng


Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục