Đại diện HTX Nông- lâm nghiệp và dịch vụ Xuân Phong chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án.
Thêm Cây là dự án nằm trong chương trình Hợp Lực do tổ chức Xã hội Dân sự trong phát triển (CISU) của Đan Mạch tài trợ, được Trung tâm Khuyến Lâm Đan Mạch (DFE) quản lý về vận hành và chuyên môn kỹ thuật. Dự án được triển khai với mục tiêu nhằm góp phần vào sự phát triển của các chiến lược, chính sách và chương trình quốc gia để thúc đẩy các mô hình khả thi về mạng lưới nông dân sản xuất lâm nghiệp như là các công cụ để đảm bảo thu nhập, sử dụng đất bền vững và thích ứng với khí hậu, cũng là công cụ để phát triển xã hội.
Dự án đã triển khai 8 năm qua 3 giai đoạn tại 2 huyện Cao Phong và Đà Bắc. Với tổng vốn đầu tư gần 400.000 USD do Cục Khuyến lâm Đan mạch tài trợ, các nhóm nông dân được thành lập và được hướng dẫn, tập huấn các kỹ thuật canh tác rừng. Các hộ có đất sản xuất lâm nghiệp, được hỗ trợ các dụng cụ lâm nghiệp, cây giống kết hợp tập huấn về kỹ thuật ươm giống cây, cắt tỉa cành và khai thác rừng theo hướng bền vững. Cụ thể: 18 nông dân ưu tú đã được đào tạo trở thành giảng viên nông dân; 58 lớp huấn luyện nông dân FFS về sản xuất quy mô nhỏ được tổ chức với 1.700 nông dân tham gia; 58 nhóm nông dân được thành lập với gần 1.200 nông dân tự nguyện tham gia và 58 phương án SX -KD của các nhóm nông dân được xây dựng, được nhận hỗ trợ 1,1 tỷ đồng từ dự án. Kết quả, đến nay 3.000ha rừng của 1.700 nông dân tham gia được áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý hiệu quả đã mang lại giá trị bình quân thu nhập tăng thêm 10 đến 15 triệu đồng/năm. Môi trường sống của đại đa số nông dân gần khu vực rừng được cải thiện về nguồn nước, tình trạng xói mòn, rửa trôi, sạt lở, lũ quét giảm so với trước. Ngoài ra, trên 1.000 nông dân được sử dụng dịch vụ đầu vào về cây giống nông- lâm nghiệp, phân bón giảm 5-10% so với giá trị thị trường.
Tại hội thảo, đại diện HND các nhóm, HTX, THT của các xã thuộc vùng dự án nêu lên những thuận lợi và khó khăn gặp phải, đồng thời đề xuất các giải pháp duy trì hoạt động nhóm nông dân như: Các cấp hội nông dân hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư mở rộng sản xuất và kết nối thị trường tiêu thụ cho các hộ dân trồng rừng; chính quyền địa phương triển khai dự án cần sớm quy hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung, tránh tình trạng manh mún, nhỏ lẻ.
Kết thúc hội thảo, cán bộ đại diện dự án cũng như Hội Nông dân tỉnh ghi nhận những chia sẻ, đóng góp ý kiến và nguyện vọng của nông dân các xã thuộc dự án. Đồng thời, đề xuất kiến nghị: Các địa phương cần sớm quy hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung. Hỗ trợ nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay sản xuất, tiếp cận KHKT, thị trường sản phẩm. Hỗ trợ thành lập và nâng cao năng lực cho các tổ sản xuất, THT và HTX.
Thu Hằng
(HBĐT) - Tháng 1 năm 2018, xã Thanh Lương, Lương Sơn chính thức về đích nông thôn mới. Cấp ủy Đảng, chính quyền luôn xác định khó khăn chính là hoàn thiện và duy trì các tiêu chí một cách bền vững. Trong đó, đặc biệt là các tiêu chí "động” như tiêu chí về văn hóa, môi trường, ANTT. Từ thực tế đó, Đảng ủy, chính quyền xã Thành Lương tăng cường sự lãnh đạo đối với việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư nhằm xây dựng nếp sống văn hóa và đảm bảo an ninh trật tự nông thôn.