(HBĐT) -Ngày 26/10, tại thành phố Hòa Bình, Ban Dân tộc phối hợp với tổ Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng ( RIC) tổ chức hội thảo chia sẻ " Kết quả thực hiện mô hình vận hành và bảo trì các công trình hạ tầng dựa vào cộng đồng” có sự tham gia của đại diện Ủy Ban Dân tộc, các tỉnh: Trà Vinh, Quảng Trị, Kom Tum, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang; các sở, ngành và một huyện trong tỉnh.
Quang cảnh hội thảo.
Từ năm 2008, Chương trình 135 đã có sáng kiến thành lập Quỹ
vận hành và bảo trì nhằm nâng cao tính bền vững của các công trình cở sở hạ tầng
đã xây dựng tại các xã dự án. Ngày 31/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
văn bản 1842/TTg-KTTH phê chuẩn về việc
hỗ trợ công tác duy tu, bảo dưỡng với ngân sách theo định mức bằng 6,3% vốn đầu
tư cơ sở hạ tầng các xã 135. Dự án thí điểm " vận hành và bảo trì cộng đồng cơ
sở hạ tầng tại các xã 135 đã được thực hiện từ năm 2013 đến tháng 12/2017 với sự
tài trợ của Cơ quan Viện trợ Ai -Len tại xã của 7 xã tại 3 huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi
và Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình đã có những kết quả tích cực trong huy động sự
tham gia của cộng đồng trong quản lý, vận hành và bảo trì các công trình hạ tầng,
nâng cao năng lực, trách nhiệm của cộng đồng đối với các công trình hạ tầng,
phát huy hiệu quả, bảo đảm tính bền vững của công trình sau đầu tư; hỗ trợ tỉnh
ban hành hướng dẫn quản lý,vận hành và duy tu bảo dương công trình hạ tầng dựa
vào cộng đồng tại các xã 135…số địa phương trong tỉnh.
Tại hội thảo các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, hiệu quả,
kiến thức về vận hành và bảo trì các công trình sau đầu tư, các cơ hội và thách
thức trong việc duy trì, nhân rộng mô hình vận hành và bảo trì công trình dựa vào cộng đồng tại
các xã 135…Trong đó cho rằng, dù nguồn lực không nhiều song dự án đã phát huy hiệu
quả, nhất là trong việc nâng cao năng lực, trách nhiệm của cộng đồng, tiết giảm
chi phí đầu tư, thực hiện công khai, dân chủ, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng
của người dân. Các công trình được đầu tư đã phát huy hiệu quả cao trong phát
triển sản xuất, cải thiện đời sống dân sinh vùng khó khăn. Các đại biểu cũng mong
muốn tổ chức RIC phối hợp tham mưu về cơ chế chính sách, hỗ trợ duy trì quỹ cho
cộng đồng thôn bản; lồng ghép nguồn lực chương trình 135 trong xây dựng NTM,
nâng cao năng lực chính quyền cấp xã làm chủ đầu tư, triển phát huy vai trò của
cộng đồng bảo trì và phát huy hiệu quả các công trình sau đầu tư…
Trước đó, ngày 25/10, các đại biểu đi thực tế tham quan mô
hình vận hành bảo trì công trình hạ tầng sau đầu tư tại xóm Vãng xã Thượng Tiến,
huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Ngày 25/10, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Văn phòng DDS Hà Nội tổ chức Hội thảo tổng kết các nhóm nông dân sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ, dự án Thêm Cây giai đoạn 2011 - 2018. Tham gia hội thảo có đại diện các sở, ngành liên quan, lãnh đạo các huyện, xã và đại diện một số HTX thuộc dự án trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) -Ngày 25/10, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình xây dựng NTM huyện Kỳ Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg (QĐ 28) của Thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, NHCSXH tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành triển khai đến với người dân trong tỉnh. Đây được xem là một kênh tiếp thêm sức cho các hộ mới thoát nghèo có điều kiện phát triển kinh tế bền vững hơn.
(HBĐT) -Thời gian qua, NHCSXH huyện Kỳ Sơn đã thực hiện hiệu quả chương trình cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi. Đây được coi là công cụ hữu hiệu góp phần tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Nhờ tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.
Nông thôn được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng do chiếm đến 70% dân số, thu nhập người dân dần nâng cao, nhưng dường như các doanh nghiệp trong nước đang "bỏ quên” khu vực này. Điều đó đã tạo điều kiện cho các mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, nhái các thương hiệu Việt uy tín có cơ hội "kéo” về vùng nông thôn, nơi trình độ nhận diện thương hiệu sản phẩm của người tiêu dùng còn hạn chế hòng trục lợi. Đây là thực trạng đáng lo ngại, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm thay đổi tư duy và có giải pháp phù hợp để tạo dựng vị thế, nhanh chóng quay lại chiếm lĩnh và phát triển thị trường nông thôn.