(HBĐT) - Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước đưa nghề trồng cây dược liệu tại các vùng quy hoạch trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuât nông nghiệp của tỉnh. Từng bước xây dựng được các vùng cây dược liệu phát triển ổn định, lâu dài, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.


Công ty giống cây trồng Phương Huyền, TP Hòa Bình sản xuất giống cây dược liệu xạ đen cung cấp cho các địa phương phát triển cây dược liệu theo quy hoạch của tỉnh.

Theo đó, đến năm 2025, quy hoạch phát triển 24 chủng loài cây dược liệu có thế mạnh của tỉnh, bảo tồn được 70% tổng số loài dược liệu đặc trưng của Hòa Bình trên cơ sở khai thác các điều kiện của các tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới và rừng tự nhiên. Tổng diện tích quy hoạch đạt 2.815 ha, sản lượng đạt khoảng 14 - 20 nghìn tấn/năm. Trong đó: Chuyển đổi 1.000 ha đất trồng cây hàng năm sang sản xuất cây dược liệu hàng hóa và 1.815 ha đất rừng kết hợp trồng cây dược liệu, từng bước tăng giá trị sử dụng đất của vùng quy hoạch. Đến năm 2030, quy hoạch và mở rộng diện tích vùng trồng cây dược liệu hàng hóa đạt 17.000 ha, sản lượng đạt khoảng 56 - 80 nghìn tấn/năm. Trong đó: Chuyển đổi 5.000 ha đất trồng cây hàng năm sang sản xuất cây dược liệu hàng hóa và 12.000 ha đất rừng kết họp trồng cây dược liệu, từng bước tăng giá trị sử dụng đất của vùng quy hoạch. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu 100% sản lượng cây dược liệu được tổ chức theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thụ và chế biến sản phâm, từng bước tạo đâu ra ôn định trên thị trường. Trên 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tê Thê giới (GACP- WHO).

Quy hoạch cây dược liệu được của tỉnh được thực hiện từ năm 2017 với dự toán phê duyệt là 813.696.000 đồng từ vốn sự nghiệp kinh tế, ngân sách tỉnh. UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối họp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch quản lý, chỉ đạo sản xuất cây dược liệu hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện.


                                                                                         Đ.T



Các tin khác


5 sản phẩm nhãn hiệu tập thể do Hội Nông dân đứng tên chủ sở hữu

(HBĐT) - Những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tuyên truyền hội viên truy cập, sử dụng mạng internet nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, áp dụng kiến thức khoa học, công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi. Mặt khác, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, tổng hợp danh sách các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi nhằm cung cấp thông tin quảng bá, giới thiệu hình ảnh, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

26 dự án đầu tư nước ngoài hoạt động khai thác kinh doanh tại tỉnh

(HBĐT) - 10 tháng qua, tỉnh ta đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 36 dự án, gồm 34 dự án trong nước với số vốn đăng ký 6.398 tỷ đồng, 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký 240.000 USD. Theo đó, kể từ trước đến nay, tổng số dự án được cấp phép đầu tư tại tỉnh là 526 dự án, trong đó có 37 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 500 triệu USD, 489 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 65.000 tỷ đồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức để cổ phần hóa chậm

Ngày 21-11, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Ðổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Vương Ðình Huệ, Trịnh Ðình Dũng.

Tân Lạc: Tọa đàm tìm hiểu sản xuất nông nghiệp an toàn, hiệu quả

(HBĐT) - Ngày 21/11, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tân Lạc đã chủ trì phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, phòng NN & PTNT, Trung tâm VH – TT, Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện tổ chức chương trình tọa đàm tìm hiểu sản xuất nông nghiệp an toàn, hiệu quả. Buổi tọa đàm có sự tham dự của của lãnh đạo các cơ quan phối hợp, đại diện các ngành, đoàn thể xã, thị trấn, doanh nghiệp, hợp tác xã và người lao động sản xuất trên địa bàn.

Công ty Midori tạo sự phát triển bền vững từ công tác an toàn vệ sinh lao động

(HBĐT) - Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam Hòa Bình hoạt động tại KCN Lương Sơn, được thành lập năm 2011. Là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công ty chuyên sản xuất, gia công trang phục bảo hộ lao động, quần áo thông thường, dụng cụ bảo hộ lao động và mũ bảo hộ lao động. Nhà máy của Công ty có quy mô sản xuất 1,3 - 1,5 triệu sản phẩm/năm, diện tích toàn bộ nhà xưởng 30.000 m2. Ngay từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn quan tâm thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục