(HBĐT) - Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử (TMĐT) ở nước ta phát triển nhanh. Hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến, đem lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế. Trong bối cảnh Chính phủ có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để bắt kịp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thời gian tới, TMĐT dự báo sẽ có bước đột phá.
Cửa hàng TOKYOLIFE Hòa Bình (phường Phương Lâm, TP Hòa Bình) nhận thanh toán bằng QR PAY trên ứng dụng Mobile Banking, cho phép khách hàng dùng điện thoại di động quét mã QR thanh toán nhanh.
Thời gian qua, TMĐT ở tỉnh ta cũng có bước phát triển. Tỉnh đã triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ đẩy mạnh phát triển TMĐT, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả QLNN. Mạng lưới viễn thông, internet có tốc độ phát triển nhanh, rộng khắp trong toàn tỉnh với chất lượng tốt, nhiều loại hình đa dạng phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.
Ngày 28/4/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1155/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016-2020. Theo phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương), sau 3 năm triển khai thực hiện đã có 710 lượt CB, CC, VC, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về TMĐT. 95% cán bộ QLNN và doanh nghiệp biết đến lợi ích của TMĐT. 50% trang thông tin điện tử của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức độ 3 và 10% dịch vụ mức độ 4. Khoảng 70% giao dịch giữa cơ quan hành chính Nhà nước với doanh nghiệp và công dân được thực hiện trực tuyến qua cổng thông tin điện tử hoặc qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Chữ ký số và chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch TMĐT được áp dụng.
Tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng website TMĐT. Các hình thức thanh toán TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với khách hàng (B2C), doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước (B2G), các cá nhân với nhau (C2C), cơ quan Nhà nước với cá nhân (G2C) được ứng dụng rộng rãi. 50% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại, đơn vị cung cấp điện, nước, viễn thông, truyền thông, du lịch, vận tải cho phép sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ và qua phương tiện điện tử. 45% doanh nghiệp ứng dụng phần mềm phục vụ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa nhận thức được vai trò to lớn của TMĐT mang lại nên thiếu đầu tư, quan tâm. Thực thi các văn bản quy phạm pháp luật còn có bất cập. Việc kiểm tra chất lượng, nhãn mác hàng hóa giao dịch trên mạng internet còn khó khăn. Nhiều người dân phàn nàn về việc mua hàng trực tuyến nhưng khi nhận sản phẩm chất lượng, mẫu mã đôi khi không như quảng bá, giới thiệu.
Để thúc đẩy TMĐT phát triển, theo Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) Trần Trung Hiếu: Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về TMĐT, trước hết là xu thế và pháp luật về lĩnh vực này. Hàng năm tổ chức rà soát, thanh, kiểm tra nắm vững tình hình, làm cơ sở cho việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật. Tập huấn cho cán bộ QLNN, cộng đồng doanh nghiệp, thanh niên khởi nghiệp, sinh viên về TMĐT theo địa phương và lĩnh vực kinh doanh. Trong phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ TMĐT, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phần mềm mã nguồn mở, các tiện ích thanh toán qua phương tiện điện tử. Hàng năm, tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê thiết bị tính toán, phần mềm và các dịch vụ cung cấp chữ ký số… với doanh nghiệp trong tỉnh.
Bên cạnh đó, củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả và năng lực QLNN về TMĐT như: Xây dựng hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cung cấp, cập nhật thông tin về tiềm năng xuất khẩu của tỉnh và danh bạ doanh nghiệp xuất khẩu trên Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam. Khai thác thông tin trên Cổng thông tin thị trường nước ngoài… Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng website TMĐT; tham gia các sàn giao dịch TMĐT; ứng dụng TMĐT thông qua các công cụ kinh doanh điện tử (e-business); kinh doanh TMĐT theo mô hình B2C thông qua chứng nhận website TMĐT uy tín (safeweb); ứng dụng marketing trực tuyến nhằm xây dựng thương hiệu trên môi trường internet.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Kỳ Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới.
(HBĐT) - Những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tuyên truyền hội viên truy cập, sử dụng mạng internet nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, áp dụng kiến thức khoa học, công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi. Mặt khác, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, tổng hợp danh sách các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi nhằm cung cấp thông tin quảng bá, giới thiệu hình ảnh, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
(HBĐT) - 10 tháng qua, tỉnh ta đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 36 dự án, gồm 34 dự án trong nước với số vốn đăng ký 6.398 tỷ đồng, 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký 240.000 USD. Theo đó, kể từ trước đến nay, tổng số dự án được cấp phép đầu tư tại tỉnh là 526 dự án, trong đó có 37 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 500 triệu USD, 489 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 65.000 tỷ đồng.
Ngày 21-11, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Ðổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Vương Ðình Huệ, Trịnh Ðình Dũng.
(HBĐT) - Ngày 21/11, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tân Lạc đã chủ trì phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, phòng NN & PTNT, Trung tâm VH – TT, Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện tổ chức chương trình tọa đàm tìm hiểu sản xuất nông nghiệp an toàn, hiệu quả. Buổi tọa đàm có sự tham dự của của lãnh đạo các cơ quan phối hợp, đại diện các ngành, đoàn thể xã, thị trấn, doanh nghiệp, hợp tác xã và người lao động sản xuất trên địa bàn.