(HBĐT) - Từ lâu, Sào Báy (Kim Bôi) được nhiều người biết đến là xã năng động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến Sào Báy thời điểm nào của năm cũng gặp sắc xanh của những giàn bí, ruộng dưa, rau, màu các loại. Sự năng động trong chuyển đổi, đưa các loại cây trồng cho thu nhập cao vào sản xuất đã giúp cuộc sống người dân Sào Báy nâng lên, từng bước giảm nghèo bền vững.

Người dân xóm Đầm Giàn, xã Sào Báy (Kim Bôi) đầu tư trồng bí xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Phó Chủ tịch UBND xã Sào Báy Bùi Văn Dình chia sẻ: Xã Sào Báy có 9 xóm. Từ những năm 90, xã đã được nhiều người biết đến là vùng quê năng động chuyển đổi cơ cấu cây trồng với mía tím, dưa hấu và rau, đậu các loại. Là xã thuần nông, trước đây, đời sống người dân chủ yếu trông chờ vào cấy lúa, trồng ngô, khoai, sắn lại phụ thuộc vào tự nhiên nên năng suất không ổn định. Nắm bắt nhu cầu của thị trường, người dân ưa chuộng sử dụng các loại củ, quả, Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo người dân đưa những giống cây mới cho giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Xã có tổng diện tích trên 18.000 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 525 ha. Từ năm 2012 trở lại đây, người dân mạnh dạn đưa các loại bí, dưa vào canh tác, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với ngô, lúa. Giờ đây, bí đỏ, bí xanh, dưa lê, dưa bở, dưa chuột trở thành cây trồng chủ lực của bà con. Nhờ các loại cây trồng này mà nhiều hộ ở các xóm Đầm Giàn, Sào Bắc, Đồi Bổi và Sào Đông có nguồn thu nhập khá.

Chúng tôi đến xã Sào Báy vào thời điểm bà con tập trung trồng vụ đông năm 2018. Cùng cán bộ KNKL xã Bùi Huy Bân, chúng tôi đi thăm mô hình trồng bí xanh leo giàn, dưới gốc che phủ nilon tạo độ ẩm cho đất, lại tránh được cỏ mọc, mô hình được triển khai ở xóm Đầm Giàn với diện tích 3 ha của 3 hộ Bùi Văn Huy, Bùi Văn Lực, Bùi Văn Nguyên. Mô hình đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động và từ 20 -30 lao động thời vụ. Năm 2018, năng suất bí xanh bình quân đạt từ 65- 70 tấn/ha, giá bán vụ xuân 3.000 đồng/ha. Theo thống kê của anh Bùi Văn Lực, gia đình trồng 6.000 m2 bí đỏ, bí xanh cho thu nhập 300 triệu đồng/năm. Gia đình anh Bùi Văn Huy trồng bí xanh cho thu nhập 350 triệu đồng/năm. Vào thời điểm này, người dân xã Sào Báy đang tập trung chăm sóc cây màu vụ đông với các loại: bí xanh, dưa chuột, su hào, bắp cải, súp lơ, khoai tây... Trên cánh đồng, bí xanh đã thu được 1 lứa, đang trồng lứa thứ hai, các loại rau, củ mọc lên xanh tốt chuẩn bị cho thu hoạch. Bà con phấn khởi, hy vọng một mùa vụ bội thu, được mùa, được giá.

Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Văn Dình, Phó Chủ tịch UBND xã, người dân đã chuyển đổi tư duy, cách làm, sản phẩm sản xuất ra nhiều nhưng giá cả không ổn định. Bài toán "được mùa, mất giá” vẫn khó có lời giải. Có năm dưa bở, dưa lê đầu vụ giá 15.000 đồng/kg nhưng vào chính vụ giảm còn 5.000- 6000 đồng/kg. Hay các loại rau, củ, quả vụ 3 bà con làm rất tốt cũng không có đầu ra ổn định. Hiện nay, thu nhập bình quân của xã mới đạt 16 - 17 triệu đồng/ người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo cách tiếp cận đa chiều còn 19%. Bên cạnh đó là khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Trên địa bàn xã có nhiều người trong độ tuổi lao động phải đi làm ăn xa ở các tỉnh: Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang cho thu nhập ổn định. Nhưng cũng có nhiều lao động vướng bận con nhỏ, cha mẹ già yếu nên chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, xóm có 5/9 xóm vùng đặc biệt khó khăn là Nà Bờ, Khai Đồi, Đầm Giàn, Đồng Chờ, Đồi Bổi. Những xóm này có xuất phát điểm thấp, hệ thống thủy lợi không đồng bộ, thiếu nước, giao thông đi lại khó khăn. Mong muốn của bà con là được Nhà nước đầu tư hệ thống thủy lợi đồng bộ để có điều kiện phát triển sản xuất, giao thông thuận tiện, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

                                                                                        Hương Lan

Các tin khác


Thống nhất kế hoạch tổ chức Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình năm 2018

(HBĐT) - Sáng ngày 3/12, UBND tỉnh đã họp Ban Tổ chức Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình; Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC chủ trì hội nghị.

Thêm nguồn lực để ổn định dân cư, phát triển vùng chuyển dân sông Đà

(HBĐT) - Theo kết luận mới đây của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, tỉnh Hòa Bình sẽ có thêm 1.136 tỷ đồng để thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2009 - 2020. Nguồn lực quan trọng này được lấy từ 3.600 tỷ đồng vốn khấu hao hình thành từ nguồn ngân sách cấp chi cho bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cấp bổ sung cho 4 tỉnh miền núi là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang để hỗ trợ thực hiện các dự án liên quan đến di dân, tái định cư thủy điện.

Xã Đồng Môn phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Tận dụng địa hình đồi núi thấp, những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Đồng Môn (Lạc Thủy) luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo người dân trồng rừng, coi lâm nghiệp là thế mạnh phát triển kinh tế ở địa phương.

Từng bước tháo gỡ khó khăn trong sản xuất rau an toàn

(HBĐT) - Cho đến thời điểm này, huyện Tân Lạc là một trong số ít địa phương của tỉnh chưa thiết lập được cửa hàng nông sản sạch theo chuỗi ATTP. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tại thị trường tự do.

Gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất

Những ngày qua, nhiều ngân hàng có động thái điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Theo nhiều ý kiến, động thái này xuất phát từ cả yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, yếu tố mùa vụ cũng đáng lưu ý khi thời điểm cuối năm nhu cầu vốn luôn tăng cao, thanh khoản hệ thống ngân hàng khó tránh khỏi căng thẳng…

Điểm sáng cà phê chế biến

Giá xuất khẩu (XK) cà phê liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay khiến lượng XK cà phê mặc dù tăng mạnh nhưng kim ngạch không tăng cao như dự báo. Tuy nhiên, dòng sản phẩm chế biến chính là điểm sáng của ngành cà phê khi vẫn giữ mức tăng trưởng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục