(HBĐT) - Theo kết luận mới đây của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, tỉnh Hòa Bình sẽ có thêm 1.136 tỷ đồng để thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2009 - 2020. Nguồn lực quan trọng này được lấy từ 3.600 tỷ đồng vốn khấu hao hình thành từ nguồn ngân sách cấp chi cho bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cấp bổ sung cho 4 tỉnh miền núi là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang để hỗ trợ thực hiện các dự án liên quan đến di dân, tái định cư thủy điện.


Đường từ xóm Ênh (xã Tân Minh) đi xã Yên Hòa (Đà Bắc)được đầu tư nâng cấp đã cải thiện đáng kể hạ tầng giao thông, giảm bớt khó khăn cho các xã chuyển dân sông Đà.

Cụ thể, nguồn vốn 1.136 tỷ đồng sẽ được cấp để hỗ trợ thực hiện các dự án: di dân tái định cư (316 tỷ đồng), hỗ trợ phát triển sản xuất (160 tỷ đồng), đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (660 tỷ đồng) thuộc Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là đề án có nhu cầu sử dụng vốn rất cao, cấp thiết cần bố trí thêm nguồn lực để tiếp tục đầu tư thỏa đáng hơn, đảm bảo tốt hơn cho cuộc sống mới của đồng bào vùng chuyển dân sông Đà - những người đã hy sinh nhiều quyền lợi cá nhân để phục vụ các dự án thủy điện lớn của đất nước.

Được biết, Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2009 - 2020 áp dụng cho 40 xã, phường vùng hồ thuộc tỉnh với tổng vốn đầu tư được phê duyệt trên 4.053 tỷ đồng. Trong khuôn khổ Đề án sẽ có các nội dung chính được triển khai: Di chuyển các hộ dân trong vùng có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét đến khu tái định cư tập trung (khoảng 300 hộ); di giãn các hộ dân từ nơi đông dân cư, nơi có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét đến xen ghép với các điểm thưa dân có đủ đất ở, sản xuất và hệ thống cơ sở hạ tầng ổn định (khoảng 1.200 hộ); đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế bền vững cho các hộ dân; đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH trong vùng theo tiêu chí nông thôn mới; đảm bảo các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội của các xã vùng hồ phát triển ngang bằng với các khu vực khác trong tỉnh…

Là một trong các đơn vị chủ lực tham gia Đề án, Ban quản lý (BQL) Dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT đang chú trọng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Theo kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, BQL sẽ triển khai 14 dự án đầu tư hạ tầng. Trước đó, đơn vị đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 5 dự án trước năm 2015, gồm: nâng cấp đường Yên Hòa - Đồng Ruộng (Đà Bắc), nâng cấp mặt đường Ênh - Yên Hòa (Đà Bắc), làm đường trung tâm xã Đồng Ruộng đi xóm Hồm (Đà Bắc), nâng cấp đường km4 + 700 đầu xóm Vôi thuộc tuyến đường xóm Tháu, xã Thái Bình (TP Hòa Bình), xây dựng bến thuyền xã Tân Dân (Mai Châu). Nhìn chung, các dự án đều mang lại hiệu quả thiết thực, vừa phục vụ phát triển KT-XH vừa có ý nghĩa an sinh xã hội cao, góp phần quan trọng tháo gỡ khó khăn, cải thiện diện mạo nông thôn mới cho các xã vùng hồ sông Đà.

Tuy nhiên, do đầu tư tại các địa bàn đặc biệt khó khăn có nhu cầu đầu tư lớn và phạm vi đầu tư trải dài trên 40 xã, phường nên quá trình triển khai Đề án đã xuất hiện nhiều thách thức. Đồng chí Nguyễn Ánh Hồng, Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT xác nhận: Khó khăn lớn nhất là nguồn vốn đầu tư. Theo quyết định đã được phê duyệt, trong giai đoạn 2016 - 2020, Đề án sẽ được cấp trên 3.155 tỷ đồng, bao gồm trên 2.480 tỷ đồng vốn hỗ trợ mục tiêu ngân sách T.Ư và 675 tỷ đồng vốn lồng ghép các chương trình. Tuy nhiên trên thực tế, số vốn hàng năm T.Ư cấp còn ít, không đảm bảo cơ cấu bố trí đủ vốn cho các công trình và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Vì vậy, để thực hiện các nội dung trong Đề án và đảm bảo hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, song song với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn được hỗ trợ, tỉnh sẽ áp dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách khác, tăng cường lồng ghép các nguồn lực từ Chương trình 134, 135, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, an sinh xã hội, xóa đói - giảm nghèo đang triển khai trên địa bàn. Với sự vào cuộc đồng bộ đó, từ nay đến năm 2020, Đề án sẽ tiếp tục được chú trọng, hướng tới mục tiêu xuyên suốt là đảm bảo cho nhân dân các xã di dân vùng hồ có được nơi ở và sinh kế ổn định, đời sống và thu nhập được nâng cao, đáp ứng tốt các nhu cầu về phát triển toàn diện, đúng như tên gọi của Đề án: ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà.

Thu Trang


Các tin khác


Thẩm định xã Hạ Bì đạt chuẩn Nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 30/11, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Kim Bôi thẩm định xã Hạ Bì về đích NTM năm 2018.

Chỉ đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn

(HBĐT) - Tỉnh ta đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tái cơ cấu đầu tư công, mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, nợ đọng trong xây dựng cơ bản, hạn chế phát sinh mới, đưa các công trình, dự án vào khai thác và phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Kim Bôi: Bàn giao trên 10.700 cây giống các loại thực hiện đề án “cải tạo vườn tạp”

(HBĐT) -Ngày 30/11, Ban chỉ đạo Đề án phát triển nông nghiệp huyện, Huyện Đoàn Kim Bôi đã tổ chức tổng kết Đề án "cải tạo vườn tạp” năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, UBND huyện Kim Bôi, trưởng BCĐ thực hiện đề án các xã trên địa bàn huyện.

Agribank Hòa Bình: Khai trương điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại Lạc Thủy

(HBĐT) - Sáng ngày 30/11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình (Agribank Hòa Bình) chính thức tổ chức Lễ khai trương Điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng tại xã Đồng Tâm (Lạc Thủy).

Huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Các ngành chức năng và các địa phương đang thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra là: Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, ưu tiên đầu tư phát triển vùng động lực, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, giao thông nông thôn; hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN); hạ tầng điểm, khu du lịch quốc gia… Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng bằng các hình thức phù hợp, giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Thẩm định xã Dân Hạ đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 30/11, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Kỳ Sơn thẩm định xã Dân Hạ về đích NTM năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục