(HBĐT) -Huyện Tân Lạc đang đúc rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, yếu kém tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10- NQ/HU ngày 10/7/2013 của Huyện ủy về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn giai đoạn 2013 - 2020, trên cơ sở tổ chức quản lý tốt quy hoạch và sản xuất bưởi gắn với chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế riêng có về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn lực, xây dựng vùng bưởi hàng hóa, góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho người dân.


Nông dân thôn Đồng Tiến, xã Đông Lai (Tân Lạc) kiểm tra chất lượng bưởi.

Tân Hương là xóm trọng điểm trồng bưởi của xã Thanh Hối. Nhiều gia đình trong xóm thu nhập hàng trăm triệu đồng sau vụ thu hoạch. Ông Dương Tất Tính, xóm Tân Hương 1 cho biết: Nghị quyết số 10 của Huyện ủy và chủ trương của xã đã được quán triệt tới chi bộ và nông dân. Diện tích bưởi của xóm giữ ổn định khoảng 40 ha, trong đó có 10 ha thu hoạch. Tổ hợp tác sản xuất bưởi đỏ Tân Hương tuân thủ các quy trình sản xuất bưởi an toàn, tiến tới xây dựng thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc.

Chủ tịch UBND xã Thanh Hối Bùi Văn Phon cho biết: Diện tích bưởi của toàn xã khoảng 300 ha, ở hầu khắp 19 xóm, trong đó diện tích thu hoạch chiếm 1/3. Bưởi là cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu của người dân. Các hộ trồng bưởi về cơ bản có của ăn, của để.

Xã Đông Lai đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 10 của Huyện ủy. Trao đổi với Chủ tịch UBND xã Bùi Hải Châu được biết, bưởi đỏ đang là cây trồng chủ lực góp phần giảm nghèo và làm giàu cho người dân trong xã. Diện tích bưởi đỏ của xã phát triển khá nhanh, đến nay đã có 96/200 ha cho thu hoạch, trải đều hầu khắp các xóm. Tuy nhiên, vấn đề đầu ra cho bưởi gặp khó khăn. Ông Phạm Quang Duy, xóm Tân Lai, xã Đông Lai cho biết: Xóm Tân Lai chuyển đổi mạnh sang cây bưởi. Nhiều khu đồi trồng mía trước đây được thay thế bằng bưởi. Đến nay đã phát triển lên 40 ha, trong đó có 30 ha đang thu hoạch. Vụ năm nay giá bán thấp hơn so với năm ngoái. Người dân mong muốn được hỗ trợ tìm kiếm đầu ra ổn định cho bưởi đỏ.

Nghị quyết số 10-NQ/HU đã tạo lực đẩy mạnh mẽ khai thác tiềm năng, lợi thế riêng có, phát triển vùng bưởi hàng hóa mang lại hiệu quả giảm nghèo và làm giàu cho người dân. Đến nay, toàn huyện có 1.046,8 ha, tăng 187,5%, vượt 488,4 ha so với năm 2015. Trong đó diện tích trồng mới 55 ha, diện tích trồng từ 1-3 năm 596,8 ha, diện tích cho thu hoạch 395 ha. Cuối năm 2017, huyện đã đón nhận Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc”. Huyện đã thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ bưởi đỏ, liên kết với nông dân, thực hiện sản xuất bưởi an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để cung cấp cho thị trường những sản phẩm bảo đảm chất lượng. Do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, bưởi vẫn là cây trồng có giá trị cao của Tân Lạc. Thu nhập từ bưởi đạt hàng trăm triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng mía.

Đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết số 10, huyện Tân Lạc cũng nhìn nhận những vấn đề đặt ra đó là: Diện tích bưởi tăng quá nhanh, chưa được kiểm soát kịp thời. Còn một số nơi người dân tự ủi đất, san đồi để trồng bưởi, gây xói mòn, rửa trôi đất, ảnh hưởng đến sinh thủy. Việc đầu tư, thâm canh của người dân còn hạn chế, xảy ra tình trạng diện tích trồng bưởi không bảo đảm, chất lượng bưởi thu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn và yêu cầu thị trường tiêu thụ. Tình trạng sử dụng giống bưởikém chất lượng còn diễn ra; việc quản lý, kiểm soát vật tư nông nghiệp phân bón hạn chế. Việc thu hút doanh nghiệp, tổ chức tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với người dân chưa thực hiện tốt.

Huyện Tân Lạc cũng đang thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/ HU gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, gắn với xây dựng NTM. Trong đó đặt mục tiêu duy trì diện tích bưởi khoảng 1.300 ha, phát triển bưởi theo quy hoạch tập trung ở những khu vực, địa bàn có điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp; tránh tình trạng khai thác tối đa diện tích để trồng bưởi, dẫn đến tình trạng mất cân bằng về sản phẩm bưởi. Khuyến khích, định hướng người dân cải tạo vườn tạp, ứng dụng KHKT trồng bưởi theo các tiêu chuẩn an toàn (VietGap, Globl Gap), sản xuất bưởi theo chuỗi liên kết; quản lý tốt chất lượng sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc, tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bưởi đỏ Tân Lạc.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc Vũ Quang Hùng cho biết: Cây bưởi vẫn là cây chủ lực mang lại cơ hội đổi đời cho người dân. Tuy nhiên trồng bưởi không đơn giản, không thể làm theo phong trào. Nhiều gia đình biết tổ chức quản lý tốt sản xuất, đầu tư thâm canh đã có năng suất, sản lượng mẫu mã bưởi đẹp có thể thu hàng trăm đến hàng tỷ đồng.

                                                                                            Lê Chung


Các tin khác


Bàn giải pháp hạn chế khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai

(HBĐT) - Sáng 3/12, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang đã chủ trì hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình giải quyết, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận ( GCN) quyền sử dụng đất (SDĐ) và thực hiện các các quyền của người sử dụng đất, những tồn tại vướng mắc và bàn giải pháp giải quyến khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn. Tham gia hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức và các UBND các huyện, thành phố.

Thống nhất kế hoạch tổ chức Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình năm 2018

(HBĐT) - Sáng ngày 3/12, UBND tỉnh đã họp Ban Tổ chức Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình; Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC chủ trì hội nghị.

Thêm nguồn lực để ổn định dân cư, phát triển vùng chuyển dân sông Đà

(HBĐT) - Theo kết luận mới đây của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, tỉnh Hòa Bình sẽ có thêm 1.136 tỷ đồng để thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2009 - 2020. Nguồn lực quan trọng này được lấy từ 3.600 tỷ đồng vốn khấu hao hình thành từ nguồn ngân sách cấp chi cho bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cấp bổ sung cho 4 tỉnh miền núi là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang để hỗ trợ thực hiện các dự án liên quan đến di dân, tái định cư thủy điện.

Xã Đồng Môn phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Tận dụng địa hình đồi núi thấp, những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Đồng Môn (Lạc Thủy) luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo người dân trồng rừng, coi lâm nghiệp là thế mạnh phát triển kinh tế ở địa phương.

Từng bước tháo gỡ khó khăn trong sản xuất rau an toàn

(HBĐT) - Cho đến thời điểm này, huyện Tân Lạc là một trong số ít địa phương của tỉnh chưa thiết lập được cửa hàng nông sản sạch theo chuỗi ATTP. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tại thị trường tự do.

Gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất

Những ngày qua, nhiều ngân hàng có động thái điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Theo nhiều ý kiến, động thái này xuất phát từ cả yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, yếu tố mùa vụ cũng đáng lưu ý khi thời điểm cuối năm nhu cầu vốn luôn tăng cao, thanh khoản hệ thống ngân hàng khó tránh khỏi căng thẳng…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục