(HBĐT) - Xã Vầy Nưa (Đà Bắc) có 5/10 xóm tiếp giáp với vùng hồ Hồ Bình. Đó là tiềm năng, lợi thế sẵn có để người dân lựa chọn nghề nuôi cá lồng là mô hình giảm nghèo bền vững. Qua đó từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


 

Nghề nuôi cá lồng đã giúp gia đình anh Xa Văn Đẳng ở xóm Tham, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) thu về lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm.

 

Gia đình anh Xa Văn Đẳng ở xóm Tham là một trong những hộ tiêu biểu phát triển hiệu quả mô hình nuôi cá lồng. Anh Đẳng cho biết: "Bắt tay vào nuôi cá lồng từ năm 2010, tuy nhiên, tại thời điểm đó quy mô lồng bè còn hạn chế, chủ yếu được làm bằng tre, nứa. Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi thủy sản nên dịch bệnh xuất hiện liên tục, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, tôi phải học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, tích cực tham khảo sách, báo để nâng cao kỹ thuật. Đúng vào thời điểm khó khăn nhất, tỉnh đã hỗ trợ nguồn vốn theo Quyết định số 10 của UBND tỉnh, tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao KHKT cho các gia đình nuôi cá lồng. Qua đó giúp gia đình tôi vượt qua khó khăn, dần ổn định kinh tế”.

Đến nay, gia đình anh Đẳng phát triển được 9 lồng cá, chủ yếu là cá trắm đen, lăng, chiên… Năm 2018, dự kiến gia đình anh suất ra thị trường từ 3 - 4 tấn cá. Cá lăng có giá từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, trắm đen 120.000 - 150.000 đồng/kg, cá chiên 400.000 đồng/kg… Dự kiến anh Đẳng thu về 300 triệu đồng, lợi nhuận đạt trên 100 triệu đồng. Thương lái thu mua sản phẩm chủ yếu đến từ các nhà hàng tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Qua tìm hiểu được biết, nghề nuôi cá lồng được người dân địa phương nuôi tự phát từ trước năm 2000. Tuy nhiên, quá trình nuôi gặp nhiều khó khăn do chưa tìm được nguồn giống phù hợp, đầu ra không ổn định. Phải đến năm 2012, nghề nuôi cá lồng mới được các hộ dân phát triển mạnh. Theo thống kê, toàn xã hiện có trên 560 lồng cá với khoảng 300 hộ nuôi, chủ yếu là cá chiên, trắm đen, lăng, ngạnh… Ước tính mỗi lồng cá thu về 25 - 30 triệu đồng/năm. Đặc biệt, một số lồng được đầu tư đúng hướng, cho năng suất cao, sẽ thu về khoảng 100 triệu đồng/năm. Một số hộ tiêu biểu như: Xa Văn Đẳng, Bùi Văn Luân (xóm Tham), Đinh Công Út, Đinh Thị Hằng (xóm Săng Trạch) có lợi nhuận từ 100 - 200 triệu đồng/năm.

Thực hiện Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2020, Vầy Nưa đã được hỗ trợ đầu tư 389 lồng cá với kinh phí 3,9 tỷ đồng. Chính quyền đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án lồng ghép để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nghề nuôi cá lồng. Bên cạnh đó, chính quyền xã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH, NN&PTNT huyện với tổng số vốn 30 tỷ đồng, trong đó có trên 60% hộ tiếp cận nguồn vốn để phát triển nghề nuôi cá lồng.

Đồng chí Bùi Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết: "Nhờ phát triển hiệu quả nghề nuôi cá lồng, theo thống kê năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 17,2 triệu đồng/ năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 41,08%. Trong thời gian tới, xã tiếp tục khuyến khích các hộ mở rộng quy mô lồng cá. Tích cực học hỏi, áp dụng KHKT vào chăn nuôi. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ địa phương thành lập được tổ hợp tác hoặc HTX để các người dân hỗ trợ nhau trong sản xuất, đảm bảo đầu ra ổn định. Qua đó sớm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.

 

Đức Anh

 

 

Các tin khác


ADB cung cấp 300 triệu USD vốn vay cho BIDV hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

NDĐT - Chiều 12-12, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 300 triệu USD để hỗ trợ sự phát triển và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam.

Khai mạc Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2018

(HBĐT) - Ngày 12/12, tại thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong), UBND tỉnh tổ chức khai mạc Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2018.

Huyện Đà Bắc: Đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Đà Bắc đã đẩy mạnh các dự án đầu tư xây dựng cơ bản với tổng mức đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nhờ đó, mặc dù kinh tế của huyện vẫn gặp phải một số yếu tố bất lợi, song, được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của nhân dân, tình hình kinh tế của huyện đã đạt được những kết quả khá.

Khai giảng lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn (OCOP) năm 2018

(HBĐT) - Ngày 11/12, tại huyện Lạc Sơn, Sở VH, TT&DL tổ chức khai giảng lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn (OCOP) năm 2018. Tham gia lớp tập huấn có 30 học viên thuộc các hộ có khả năng, nhu cầu tham gia hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng tại các xóm, bản thuộc xã Tự Do huyện Lạc Sơn và đại diện chi hội du lịch sinh thái cộng đồng Ngọc Sơn- Ngổ Luông. 

Huyện Tân Lạc vào vụ thu hoạch bưởi

(HBĐT) - Tháng 12, huyện Tân Lạc bắt đầu thu hoạch bưởi – đặc sản nổi bật nhất của địa phương. Những ngày này, vừa bước chân vào vườn bưởi đã thật mãn nhãn bởi nhìn đâu cũng thấy những quả bưởi to tròn, sai trĩu trịt như muốn vịn hẳn cành xuống đất.

Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển lành mạnh

(HBĐT) - Thực hiện quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh ta đang triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước xây dựng chính quyền kiến tạo, liêm chính, hành động, lấy doanh nghiệp và nhân dân là đối tượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh và phát triển lành mạnh, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục