(HBĐT) - Đó là nội dung quan trọng được đưa ra thảo luận tại Hội nghị chuyên đề về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón, do Sở NN&PTNT tổ chức ngày 14/12. Hội nghị thu hút trên 100 đại biểu đến từ Sở Công Thương, Sở KH&CN, Cục Quản lý thị trường, Hội Nông dân tỉnh, các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT, đại diện các đơn vị chuyên ngành cấp huyện, thành phố và các công ty, đại lý, cửa hàng kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh.


Toàn cảnh hội nghị. 

Đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón trên địa bàn tỉnh, báo cáo tại hội nghị nêu rõ: Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh của các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mức độ sử dụng phân bón cũng tăng cao. Đáng ghi nhận là người sản xuất đã có sự chuyển biến khá tích cực trong nhận thức. Từ chỗ chỉ tập trung sử dụng phân bón hóa học đã chuyển dần sang sử dụng kết hợp phân bón hóa học và phân bón vô cơ; chuyển dần từ sử dụng phân đơn sang sử dụng phân tổng hợp NPK hoặc phối trộn các loại phân đơn trước đi bón. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất, kinh doanh mặt hàng phân bón cũng ghi nhận nhiều chuyển biến. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 doanh nghiệp sản xuất phân bón, 455 cửa hàng kinh doanh phân bón (trong đó trên 80% là các cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ). Nhìn chung, thành phần và chủng loại phân bón trên thị trường khá phong phú, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất trồng trọt tại địa phương.

Tại hội nghị, các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận về hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phân bón. Theo đó, lãnh đạo Sở NN&PTNT cho biết: Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón, Sở NN&PTNT đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm chấn chỉnh lại và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực phân bón. Tuy đã đạt một số kết quả thuận lợi nhưng những khó khăn, hạn chế hiện nay đòi hỏi thời gian tới cần tăng cường quyết liệt hơn nữa các nhóm giải pháp.

Sau khi thảo luận, hội nghị đã thống nhất 4 nhóm giải pháp trọng tâm và 8 kiến nghị cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới./.

 


                                                                          Thu Trang


Các tin khác


Nuôi cá lồng - hướng thoát nghèo bền vững ở xã Vầy Nưa

(HBĐT) - Xã Vầy Nưa (Đà Bắc) có 5/10 xóm tiếp giáp với vùng hồ Hồ Bình. Đó là tiềm năng, lợi thế sẵn có để người dân lựa chọn nghề nuôi cá lồng là mô hình giảm nghèo bền vững. Qua đó từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

TP Hòa Bình: Huy động 775, 6 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Qua 8 năm (2011-2018) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, với quyết tâm chính trị cao từ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình đến sự đồng thuận của nhân dân, đến nay, 100% xã được công nhận đạt chuẩn NTM và TP Hòa Bình đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Xã Thượng Tiến còn nhiều thách thức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thượng Tiến là xã còn nhiều khó khăn của huyện Kim Bôi, nhưng khi triển khai chương trình xây dựng NTM, người dân nơi đây đã đồng thuận góp công, góp của, chung sức với chính quyền để xây dựng NTM. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

Huyện Yên Thủy dồn sức thực hiện tiêu chí giao thông

(HBĐT) - Trong xây dựng NTM, giao thông là một trong những tiêu chí quan trọng để tạo sức bật phát triển KT-XH, góp phần thực hiện thắng lợi các tiêu chí khác. Vì vậy, huyện Yên Thủy đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, chủ động dành nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và đóng góp tự nguyện của người dân để phát triển giao thông. Đến nay, toàn huyện đã có 5 xã đạt tiêu chí về giao thông.

Khơi dậy tiềm năng từ... đất!

(HBĐT) - Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và không thể sản sinh. Bởi vậy việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất luôn được chú trọng. Trong những ngày cuối năm, cùng với việc thống kê, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018, lộ trình để thực hiện việc thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất… năm 2019 trên địa bàn tỉnh đã được đưa ra nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng từ… đất!

ADB cung cấp 300 triệu USD vốn vay cho BIDV hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

NDĐT - Chiều 12-12, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 300 triệu USD để hỗ trợ sự phát triển và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục