(HBĐT) - Tìm mua bò gầy về vỗ béo tại chuồng, 3 - 4 tháng sau đã có thể xuất bán cho thương lái. Trừ mọi chi phí, mỗi hộ chăn nuôi thu lãi từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/con, hộ thu lãi nhiều nhất 7 triệu đồng/con. Đó là hiệu quả trông thấy từ mô hình vỗ béo bò ở xã Mỵ Hòa (Kim Bôi).
Từ chăn nuôi bò vỗ béo, hộ ông Quách Mạnh Hoàn, xóm Đồng Hòa, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đạt thu nhập 200 triệu đồng/năm.
Ở xóm Đồng Hòa có ông Quách Mạnh Hoàn từng là bộ đội, nay trở về xây dựng gia đình, phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương. Trải qua nhiều nghề nhưng đến khi chuyển từ chăn nuôi theo phương thức chăn thả thông thường sang nuôi bò vỗ béo, ông Hoàn mới thấy cái lợi của việc chuyển hướng này khi so sánh hiệu quả. Ông cho biết: Bà con trước nay chăn nuôi chủ yếu lấy công làm lãi, chăn thả tự do, dịch bệnh dễ bùng phát, chất lượng sinh sản và sinh trưởng của bò thấp. Năm 2015, qua xem Chương trình khuyến nông – khuyến lâm trên kênh truyền hình, có thông tin về mô hình nuôi nhốt tại chuồng – vỗ béo khiến ông tâm đắc, muốn học tập. Đây cũng là nguyên do khởi đầu để ngay sau đó, ông đi đến quyết định mạnh dạn chuyển hướng, dùng số tiền tích lũy cộng thêm nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư 8 bò cái, 1 bò đực giống với tổng trị giá gần 300 triệu đồng. Đồng thời, ông xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, máng ăn, máng uống hợp vệ sinh, đảm bảo quy trình khép kín trong chăn nuôi. Xây dựng 2 bể chứa để ủ cỏ, mỗi năm ủ trên 30 tấn làm thức ăn cho đàn bò. Mặt khác, để chủ động về nguồn thức ăn, ông chuyển gần 2 ha đất trồng lúa sang trồng cỏ VA06, cỏ voi. Nhờ áp dụng, tuân thủ các yêu cầu về chăm sóc cho đàn bò từ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng, đàn bò của gia đình phát triển tốt, số lượng đàn năm sau cao hơn năm trước. Năm 2018, tổng đàn bò của gia đình ông có 42 con, thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm cho 2 lao động với mức lương 4 triệu đồng/ người/ tháng.
Sinh năm 1991, Quách Lâm Tới ở xóm Bãi Khoai là một trong những thanh niên tiêu biểu chọn hướng chăn nuôi bò vỗ béo để lập nghiệp, làm giàu tại địa phương. Thời điểm năm 2015, gom góp vốn liếng, vay mượn anh em, bạn bè, anh mua 2 cặp bò với ước muốn tập trung vào chăn nuôi làm bước đầu con đường khởi nghiệp. Đáng tiếc, do thiếu kinh nghiệm, nuôi theo phương thức chăn thả, cộng thêm ảnh hưởng thời tiết rét đậm, rét hại năm đó khiến anh thiệt hại 2 con bê. Không bỏ cuộc, anh chủ động tìm đến cán bộ khuyến nông xã để được tư vấn, hỗ trợ kiến thức nuôi bò nhốt chuồng. Tận dụng đất xung quanh nhà và hơn 3 ha đất đồi, anh trồng cỏ VA06, chủ động mời cán bộ khuyến nông, thú y viên đến tận nơi hướng dẫn kiến thức, kinh nghiệm giúp việc chăn nuôi được như mong muốn. Hiện tại, anh đã xây dựng được trang trại tổng hợp với 18 con bò nuôi bán chăn thả kết hợp cho ăn cám, thức ăn tinh và cỏ đã ủ chua. Ngoài ra, anh nuôi 60 con dê, 20 con lợn và hàng trăm con gia cầm. Mỗi năm, từ mô hình mang lại nguồn thu gần 200 triệu đồng.
Những tấm gương điển hình là cơ sở để xã Mỵ Hòa tuyên truyền, vận động các hộ dân nâng cao nhận thức, thay đổi và cải tiến phương thức chăn nuôi, nhân rộng mô hình nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng sẵn có. Theo đồng chí Hà Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã, năm 2018, Trung tâm Khuyến nông - khuyến lâm tỉnh đã đưa mô hình nuôi bò vỗ béo về địa phương, có 35 hộ được lựa chọn tham gia. Với 105 con bò trong mô hình, chương trình đã hỗ trợ trên 14 tấn cám, vật tư, thuốc thú y, Trung tâm Khuyến nông - khuyến lâm quốc gia về tập huấn cho bà con trong 2 ngày, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, vỗ béo, ủ cỏ, trộn thức ăn tinh… Cũng trong thời gian này, xã được huyện Kim Bôi lựa chọn tham gia Đề án trồng cỏ vỗ béo đàn bò với 31 hộ tham gia, tổng số 240 con bò, hỗ trợ tập huấn và 19 máy thái cỏ, cấp hỗ trợ trên 5,3 tấn giống cỏ VA06.
Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, sản phẩm chủ yếu bán cho các thương lái mang về thị trường Hà Nội. Một số doanh nghiệp cung ứng thực phẩm sạch đã và đang khảo sát, đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm. Vấn đề tiêu thụ khá thuận lợi, bởi đến nay nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Các mô hình triển khai đã tác động bổ trợ lẫn nhau, giúp nâng cao giá trị sản xuất chăn nuôi, nhân rộng hiệu quả của các mô hình, cải thiện đời sống người dân. Toàn xã có trên 800 hộ chăn nuôi gia súc, trong đó 200 hộ nuôi bò. Thông qua mô hình đã tăng hiệu ứng sâu rộng với 80 hộ nuôi bò áp dụng hình thức nuôi nhốt tại chuồng.
Bùi Minh
(HBĐT) - Trong ngành trồng trọt, cây mía có giá trị kinh tế và thị trường tiêu thụ tương đối ổn định so với các loại cây trồng khác. Mía trở thành cây chủ lực trong ngành trồng trọt trên địa bàn, đóng góp 17 - 18% giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh. Tỉnh ta đang triển khai dự án đầu tư phát triển thương hiệu mía tím Hòa Bình tại các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và Kim Bôi với tổng diện tích khoảng 1.760 ha, trong đó huyện Cao Phong 480 ha, huyện Tân Lạc 350 ha, huyện Lạc Sơn 380 ha, huyện Yên Thủy 350 ha, huyện Kim Bôi 200 ha.
Chiều 20-12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt đoàn đại biểu gồm 97 doanh nghiệp (DN) có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) năm 2018.
(HBĐT) - Ngày 20/12, Tổ công tác liên ngành của Trung ương do đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương làm tổ trưởng, cùng các thành viên thuộc các Bộ, Ngành Trung ương đã về thẩm tra hồ sơ, khảo sát thực tế để đề nghị công nhận TPHB hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2018.
(HBĐT) - Thời gian qua, nhờ thực hiện tốt các chương trình, chính sách, dự án của Đảng và Nhà nước, trong đó có sự hỗ trợ đắc lực của tín dụng chính sách đã giúp người nghèo trong tỉnh có vốn đầu tư phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải thiện đời sống, giải quyết việc làm. Hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước còn 14,74%, giảm 3,1% so với cuối năm 2017. Kết quả trong công tác giảm nghèo là minh chứng rõ nét cho hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi điểm tựa của người nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
(HBĐT) - Với phương châm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giữ vững thị trường truyền thống, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh duy trì mức tăng trưởng khá.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng CSXH tỉnh, đến hết tháng 11, doanh số cho vay chương trình tín dụng hộ cận nghèo đạt trên 201 tỷ đồng với 6.328 lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ đạt trên 155 tỷ đồng.