(HBĐT) - Ngày 24/12, tại xã Nam Sơn, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ công bố đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Quýt Nam Sơn - Tân Lạc". Lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, các địa phương trong tỉnh, đại biểu một số xã bạn thuộc huyện giáp ranh Bá Thước (Thanh Hóa) cùng đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã tham dự sự kiện.


Lãnh đạo Sở KH & CN trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Quýt Nam Sơn - Tân Lạc cho chủ sở hữu (Hội Nông dân xã Nam Sơn).



Các đại biểu thăm quan gian hàng quýt Nam Sơn.


Nhân dân nô nức đến tham quan sự kiên đón nhận văn bằng bảo hộ quýt Nam Sơn-Tân Lạc.

Những năm gần đây, kinh tế của huyện Tân Lạc phát triển khá, trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể (33,7%). Với nhiều nỗ lực, huyện đã tập trung phát triển một số sản phẩm mũi nhọn, từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương như Su su Tân Lạc, Bưởi đỏ Tân Lạc và sản phẩm được công nhận năm 2018 là nhãn hiệu tập thể Quýt Nam Sơn - Tân Lạc. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây có múi, quýt trồng trên đất Nam Sơn cho chất lượng ngon, mẫu mã đẹp, vỏ mỏng, vị thơm đặc trưng, múi quả nhiều nước, vị chua ngọt đậm đà và năng suất cao. Diện tích quýt trồng hiện đạt trên 80 ha, trong đó 20ha đã cho thu hoạch.

 Xác định xây dựng nhãn hiệu tập thể là hướng đi chiến lược, cùng với Sở KH & CN, UBND huyện đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển hệ thống nông nghiệp, UBND xã Nam Sơn và cộng đồng hộ trồng quýt trên địa bàn trong điều tra, khảo sát, hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và lập hồ sơ trình Cục SHTT - Bộ Khoa học & Công nghệ. Sau một thời gian thực hiện, Quýt Nam Sơn đã được Cục SHTT - Bộ KH&CN công nhận nhãn hiệu tập thể theo Quyết định số 882476/QĐ - SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 310260 cho nhãn hiệu tập thể Quýt Nam Sơn - Tân Lạc .

Huyện định hướng sau khi được công nhận văn bằng bảo hộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển cây quýt trên địa bàn xã Nam Sơn; phát triển sản xuất quýt từng bước gắn với bảo quản, dịch vụ và thị trường tiêu thụ; xây dựng địa điểm giới thiệu sản phẩm quýt Nam Sơn gắn với các sản phẩm nông sản của huyện; bảo vệ nhãn hiệu tập thể, nâng tầm danh tiếng, giữ gìn uy tín, chất lượng cho Quýt Nam Sơn.

 Bùi Minh

 

 



Các tin khác


Xã Quy Mỹ nỗ lực giảm nghèo

(HBĐT) - Là xã thuộc vùng 135, Quy Mỹ (Tân Lạc) gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 24,4 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 30%. Trước thực tế đó, cấp ủy, chính quyền và người dân nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng các mô hình kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Thẩm định xã Hợp Hòa về đích NTM

(HBĐT) - Ngày 21/12, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn thẩm định xã Hợp Hòa về đích NTM năm 2018.

Thẩm định xã Trường Sơn về đích NTM

(HBĐT) - Ngày 21/12, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn thẩm định xã Trường Sơn về đích NTM năm 2018. 

Phân bổ 1 tấn ngô giống, 500 kg rau giống hỗ trợ thiệt hại do mưa lũ năm 2018

(HBĐT) - Ngay sau tiếp nhận lượng giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ vào trung tuần tháng 12, Sở NN & PTNT đã tiến hành phân bổ và chuyển cho các địa phương tiếp nhận với tổng lượng giống gồm 1.000 tấn ngô giống HN88, 500kg hạt rau giống các loại (cải mơ Hoàng Mai, cải bẹ Đại Bình Phô 818 Trung Quốc, bí xanh sặt, bắp cải F1 Nhật Bản).

Quy hoạch vùng mía tạo đà phát triển mía tím bền vững

(HBĐT) - Trong ngành trồng trọt, cây mía có giá trị kinh tế và thị trường tiêu thụ tương đối ổn định so với các loại cây trồng khác. Mía trở thành cây chủ lực trong ngành trồng trọt trên địa bàn, đóng góp 17 - 18% giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh. Tỉnh ta đang triển khai dự án đầu tư phát triển thương hiệu mía tím Hòa Bình tại các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và Kim Bôi với tổng diện tích khoảng 1.760 ha, trong đó huyện Cao Phong 480 ha, huyện Tân Lạc 350 ha, huyện Lạc Sơn 380 ha, huyện Yên Thủy 350 ha, huyện Kim Bôi 200 ha. 

Thủ tướng gặp mặt doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia 2018

Chiều 20-12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt đoàn đại biểu gồm 97 doanh nghiệp (DN) có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục