(HBĐT) - Chiều 24/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đã chủ trì hội nghị của UBND tỉnh tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án đầu tư hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh (đề án).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng kết luận cuộc họp.

Năm 2013, toàn tỉnh có 36 thôn bản thuộc diện khó khăn nhất tỉnh với tỷ lệ hộ nghèo rất cao, cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu, hoặc chưa có, thu nhập và mức sống người dân rất thấp. Bình quân chỉ đạt 4,5 triệu đồng/người/năm, đạt từ 25-30% mức thu nhập bình quân của tỉnh. Cá biệt có thôn dưới mức 3 triệu đồng/người/năm như thôn Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc), thôn Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc). Tỷ lệ hộ nghèo các thôn bản cũng rất cao, bình quân tới 60,9%, (nếu tính cả hộ cận nghèo thì tỷ lệ này là 84, 94%). Cá biệt như thôn Kế, xã Mường Chiềng tỷ lệ 95,6%; thôn Khuộc, xã Cao Dăm (Lương Sơn) tỷ lệ 92,6%; thậm chí tới 100% hộ nghèo và cận nghèo như thôn Thung Vòng, xã Do Nhân, huyện Tân Lạc. Ngày 20/1/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 73/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh. Theo đó xác định nguồn vốn đầu tư là 133,9 tỷ đồng, để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc… Ban Dân tộc - đơn vị được giao chủ trì đã phối hợp với các sở, ngành chức năng, chính quyền các địa phương khảo sát triển khai các nội dung của đề án và đã đạt những kết quả tích cực cải thiện và nâng cao đời sống người dân.

Kết quả sau 5 năm thực hiện đề án (2014-2028), tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của các thôn bản đã đạt được mục tiêu của đề án, bình quân giảm 5%/năm (bình quân từ 41%  năm 2014 giảm còn 31% năm 2018). Các thôn, bản đã có đường giao thông. 100% thôn, bản có công trình điện; phát triển sản xuất cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vốn đề án với giá trị thực hiện hỗ trợ đạt 100% so với nhu cầu đề án được duyệt. Đã có 2 thôn bản là thôn Mai Hoàng Sơn, xã Mai Hịch, huyện Mai Châu và thôn Đậu Khụ, xã Thống Nhất (thành phố Hòa Bình) đã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.

Mặc dù vậy, do nguồn lực khó khăn, nhiều mục tiêu của đề án chưa đạt được, trên 60% hạng mục hạ tầng chưa được cấp vốn đầu tư; một số thôn, bản chưa có đường ô tô, các công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh chưa được đầu tư; trường học, nhà văn hóa, hệ thống kênh mương tưới tiêu còn thiếu và bị xuống cấp…Các mô hình sản xuất đã bước đầu phát huy hiệu quả nhưng còn ít, tính lan tỏa còn thấp. Đặc biệt trong 2 năm qua, các thôn, bản đặc biệt khó khăn bị ảnh hướng nghiêm trọng bởi mưa lũ, thiên tai, sạt lở đất, đã phát huy cơ bản hạ tầng, sản xuất các thôn bản khó khăn như xóm Sổ, xã Trung Thành; thôn Nhạp, xã Đồng Ruộng ( Đà Bắc)…

Tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh, để tiếp tục thực hiện đề án, Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát đánh giá kết quả, các mục tiêu của đề án; chủ động tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép, cân đối các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, nhất là chương trình 135, các chương trình mục tiêu quốc gia… để đầu tư hạ tầng thiết yếu, chú trọng đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, tổ chức tốt công tác tuyên truyền nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân các thôn bản khó khăn nhất tỉnh. 


                                                                         PV


Các tin khác


Lan rộng mô hình vỗ béo bò ở xã Mỵ Hòa

(HBĐT) - Tìm mua bò gầy về vỗ béo tại chuồng, 3 - 4 tháng sau đã có thể xuất bán cho thương lái. Trừ mọi chi phí, mỗi hộ chăn nuôi thu lãi từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/con, hộ thu lãi nhiều nhất 7 triệu đồng/con. Đó là hiệu quả trông thấy từ mô hình vỗ béo bò ở xã Mỵ Hòa (Kim Bôi).

Xã Quy Mỹ nỗ lực giảm nghèo

(HBĐT) - Là xã thuộc vùng 135, Quy Mỹ (Tân Lạc) gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 24,4 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 30%. Trước thực tế đó, cấp ủy, chính quyền và người dân nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng các mô hình kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Thẩm định xã Hợp Hòa về đích NTM

(HBĐT) - Ngày 21/12, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn thẩm định xã Hợp Hòa về đích NTM năm 2018.

Thẩm định xã Trường Sơn về đích NTM

(HBĐT) - Ngày 21/12, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn thẩm định xã Trường Sơn về đích NTM năm 2018. 

Phân bổ 1 tấn ngô giống, 500 kg rau giống hỗ trợ thiệt hại do mưa lũ năm 2018

(HBĐT) - Ngay sau tiếp nhận lượng giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ vào trung tuần tháng 12, Sở NN & PTNT đã tiến hành phân bổ và chuyển cho các địa phương tiếp nhận với tổng lượng giống gồm 1.000 tấn ngô giống HN88, 500kg hạt rau giống các loại (cải mơ Hoàng Mai, cải bẹ Đại Bình Phô 818 Trung Quốc, bí xanh sặt, bắp cải F1 Nhật Bản).

Quy hoạch vùng mía tạo đà phát triển mía tím bền vững

(HBĐT) - Trong ngành trồng trọt, cây mía có giá trị kinh tế và thị trường tiêu thụ tương đối ổn định so với các loại cây trồng khác. Mía trở thành cây chủ lực trong ngành trồng trọt trên địa bàn, đóng góp 17 - 18% giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh. Tỉnh ta đang triển khai dự án đầu tư phát triển thương hiệu mía tím Hòa Bình tại các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và Kim Bôi với tổng diện tích khoảng 1.760 ha, trong đó huyện Cao Phong 480 ha, huyện Tân Lạc 350 ha, huyện Lạc Sơn 380 ha, huyện Yên Thủy 350 ha, huyện Kim Bôi 200 ha. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục