(HBĐT) - Ở xóm Đình, xã Phú Lai (Yên Thủy), ông Bùi Văn Nhân được nhiều người trong vùng ngợi khen có chí hướng làm giàu, nhanh nhạy trong sản xuất, kinh doanh. Ngoài nghề nấu rượu truyền thống, ông Nhân còn chăn nuôi hiệu quả. Những năm gần đây, ông mở thêm dịch vụ sửa chữa xe máy, bán hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu của người dân quanh vùng.


Ông Bùi Văn Nhân chăm sóc đàn lợn chuẩn bị xuất bán dịp Tết Nguyên đán.

Theo nghề "cha truyền, con nối”, ông Nhân tiếp quản nghiệp nấu rượu truyền thống đến nay ngót 30 năm. Trước đây, việc nấu rượu chủ yếu dùng khi gia đình có việc hoặc cung ứng quanh khu vực xã, huyện nên quy mô khiêm tốn. Tuy nhiên dần về sau, rượu đặc sản làng Đình trở nên nức tiếng xa, gần. Cũng nhờ vậy, việc sản xuất rượu được gia đình ông và một số gia đình có nghề nấu rượu truyền thống chú tâm phát triển. Nhất là trong điều kiện kinh tế hàng hóa, bên cạnh việc làm ra sản phẩm rượu ngon với hương vị riêng có, ông không chỉ góp phần đưa danh tiếng rượu làng Đình gói gọn trong phạm vi làng, xã mà còn quảng bá, giới thiệu đến nhiều vùng trong cả nước qua kênh bán hàng khá thông dụng và hiệu quả như facebook, zalo… Ông Nhân cho biết: Trong khoảng 3 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm gia đình sản xuất và bán ra trên 1.000 lít rượu truyền thống. Ngoài thị trường trong tỉnh thì rượu làng Đình còn có mặt ở thị trường Hà Nội, các tỉnh miền Trung, miền Nam.

Bên cạnh làm ra loại rượu ngon mang tinh túy của những bông lúa nếp dẻo thơm đầu mùa gặt, ông Nhân còn tận dụng nguồn phụ phẩm sau sản xuất rượu dùng để chăn nuôi. Khu vực chuồng trại, vườn tược được ông quy hoạch gọn gàng, chuồng xây kiên cố và chia khoang. Từ năm 2016 trở về trước, trong chuồng của gia đình ông luôn duy trì 4 con lợn nái sinh sản và trên, dưới 20 con lợn thịt. Ngoài sản phẩm lợn hơi xuất chuồng mỗi năm 3 lứa, ông còn sản xuất con giống tại chỗ phục vụ các hộ chăn nuôi có nhu cầu ở trong vùng. Chững lại hơn 1 năm, chung tình cảnh giá cả lợn hơi xuống thấp, thị trường tiêu thụ bấp bênh, đàn lợn của gia đình ông vì thế giảm về số lượng. Kể từ đầu năm 2018 đến nay, giá lợn tăng và trở lại ổn định, ông Nhân nhanh chóng tái đàn, khôi phục số lượng lợn nái và lợn thịt trên quy mô chuồng trại hiện có.

Bên cạnh nghề nấu rượu kết hợp nuôi lợn, nuôi gà đẻ trứng, ông còn học nghề và mở thêm dịch vụ sửa xe máy, tranh thủ địa điểm gần với trục đường xã để bán hàng tạp hóa, sửa chữa tại nhà. Nhờ đa dạng trong tìm kiếm công việc, phát triển nghề nên gia đình ông với 4 thành viên tuy ở vùng nông thôn nhưng đều có việc làm và thu nhập ổn định, thường xuyên. Bình quân từ sản xuất nông nghiệp, làm dịch vụ, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, trong đó từ nấu rượu và chăn nuôi khoảng 60 triệu đồng, còn lại là thu từ dịch vụ. Ông là một trong những tấm gương điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi để bà con nông dân chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi cách làm ăn.

Thu Hằng


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục