(HBĐT) - Bám sát chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 và Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, các ngân hàng trong tỉnh đã đẩy mạnh huy động vốn, tập trung các giải pháp mở rộng tín dụng đi đôi với tăng cường quản lý chất lượng tín dụng, cho vay các chương trình ưu tiên.
Ngân
hàng Quân đội (MB Bank) chi nhánh Hòa Bình làm tốt công tác huy động vốn, đáp
ứng nhu cầu vay vốn của nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình. Ảnh:
H.T
Đồng
thời, tăng cường giải pháp gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ với mục đích chia
sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh.
Theo
đó, tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đến hết
ngày 31/12/2018 ước đạt 22.460 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017. Vốn huy động
từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 15.552 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ;
trong đó, vốn huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư chiếm 83% tổng vốn huy
động. Tổng dư nợ tín dụng ước đạt 21.896 tỷ đồng, tăng 17% so với cuối năm
2017; nợ xấu chiếm 2,35% tổng dư nợ.
T.S
(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình hiện có 407 doanh nghiệp, tăng 12 doanh nghiệp, thu hút 5.128 lao động, tăng 103 lao động so với năm 2017. Trên địa bàn cũng có 6.635 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và dịch vụ, thu hút 10.146 lao động.
(HBĐT) - Ở xóm Đình, xã Phú Lai (Yên Thủy), ông Bùi Văn Nhân được nhiều người trong vùng ngợi khen có chí hướng làm giàu, nhanh nhạy trong sản xuất, kinh doanh. Ngoài nghề nấu rượu truyền thống, ông Nhân còn chăn nuôi hiệu quả. Những năm gần đây, ông mở thêm dịch vụ sửa chữa xe máy, bán hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu của người dân quanh vùng.
(HBĐT) - Theo Sở Công Thương, triển khai giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2018 và dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, 3 doanh nghiệp thương mại của tỉnh đã đăng ký tham gia và cam kết bán hàng bình ổn với nguồn vốn của doanh nghiệp tự bình ổn 31,17 tỷ đồng.
Hôm nay 1-1, ngày đầu tiên của năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
Kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì đà tăng cao; xuất siêu vượt xa dự báo và liên tục đạt mức kỷ lục – đó là những điểm sáng đáng ghi nhận của công tác xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2018. Kết quả này càng đáng ghi nhận khi đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều khó khăn trong suốt năm qua.
Luật An ninh mạng, Nghị quyết về biểu thuế môi trường với xăng dầu... là những chính sách có hiệu lực từ tháng 1/2019.