(HBĐT) -Ngay từ khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Lạc Thủy đã đặt mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân thông qua phát triển kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, thời gian qua, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, gắn với xây dựng NTM đã làm thay đổi kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện.


Mô hình trồng dưa trong nhà lưới của Công ty Hòa Bình GAP theo chuỗi liên kết tại xã Phú Thành (Lạc Thủy)   đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bắt tay thực hiện Chương trình xây dựng NTM, từ xuất phát điểm thấp, số tiêu chí bình quân năm 2011 đạt 4,92 tiêu chí/xã. Thực tế đó, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo các xã đánh giá lại thực trạng sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó chỉ rõ hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp. Qua đó huyện xác định, "điểm nghẽn" lớn nhất trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn là đất đai manh mún, nhỏ lẻ; việc đầu tư dàn trải, thiếu sự liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, huyện đã chỉ đạo các xã tập trung dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, từng bước hình thành cánh đồng lớn, các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời nâng cao vai trò của HTX trong việc hỗ trợ hộ dân phát triển sản xuất, tạo chuỗi giá trị, mối liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, huyện vận dụng tối đa các cơ chế của tỉnh, chủ động xây dựng chính sách nhằm kêu gọi người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, từ đó tạo đà cho công tác xây dựng NTM.

Nhờ chú trọng phát triển nông nghiệp nên huyện Lạc Thủy đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung, có giá trị kinh tế cao. Đến nay, vùng sản xuất cây ăn quả có múi tập trung đã cơ bản hình thành, diện tích đạt 1.208,8 ha. Huyện có 4 chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế, gồm 2 chuỗi liên kết trồng ớt xuất khẩu, trồng rau an toàn quy mô trên 20 ha; 1 chuỗi trồng lúa chất lượng cao quy mô 130 ha; 1 chuỗi chăn nuôi gà Lạc Thủy quy mô 10.000 con.
Bên cạnh đó, huyện tích cực thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào địa bàn, đặc biệt là đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Hiện có 4 doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi; 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ. Đồng thời, toàn huyện có 84 trang trại đạt tiêu chí cho thu nhập bình quân trên 528 triệu đồng/ năm. Việc thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn được quan tâm. Trong năm 2018, các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào sản xuất rau an toàn, cây dược liệu theo mô hình liên kết theo chuỗi giá trị như: Công ty nông nghiệp sạch Lạc Thủy, Công ty TNHH Ớt Việt Nam, Công ty cổ phần xanh miền Bắc, Công ty dạy nghề Sinh Lộc...

Ngoài ra, huyện phát triển mạnh các ngành nghề nông thôn. Đặc biệt, làng nghề chế tác đá cảnh thôn Sỏi, xã Phú Thành không ngừng phát triển, thu hút lao động, mở rộng thị trường kinh doanh, tăng thu nhập cho các hộ thành viên...

Sau 8 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung sức của người dân, diện mạo nông thôn huyện Lạc Thủy thay đổi tích cực. Giao thông đảm bảo đi lại thông suốt, đường xã cứng hoá đạt 94,5%. Các công trình thủy lợi được cải tạo, nâng cấp, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất và nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân. 100% hộ được sử dụng điện lưới. Toàn huyện có 24/35 trường học đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất văn hóa mỗi năm được đầu tư xây dựng, nâng cấp đảm bảo các tiêu chí xây dựng NTM. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 95,5%. Năm 2018, thu nhập bình quân khu vực nông thôn là 36,33 triệu đồng/người. 13/13 xã đạt tiêu chí số 10 và tiêu chí số 12; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 11,66%; 10/13 xã đạt tiêu chí hộ nghèo.

Hết năm 2018, số tiêu chí bình quân của huyện Lạc Thủy đạt 16,92 tiêu chí/xã, được tỉnh đánh giá là một trong những huyện đi đầu trong xây dựng NTM. Toàn huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM; 2 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 3 xã đạt từ 10-14 tiêu chí. Huyện Lạc Thủy đặt mục tiêu đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2020. 

                                                                                              Đinh Thắng


Các tin khác


Huyện Tân Lạc tìm hướng đi riêng trong phát triển nông nghiệp

(HBĐT) -Những năm gần đây, huyện Tân Lạc tích cực xây dựng vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Định hướng tổ chức sản xuất và tiếp cận thị trường với những sản phẩm đặc sản, truyền thống, có chất lượng và giá trị gia tăng cao dựa trên những lợi thế truyền thống, văn hóa và kỹ năng của người dân, gắn sản xuất với bảo hộ sở hữu trí tuệ là giải pháp quan trọng đang được huyện Tân Lạc thực hiện.

TP Hòa Bình: Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 133% dự toán

(HBĐT) - Năm 2018, công tác quản lý và điều hành ngân sách được cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình quan tâm chỉ đạo sát sao, tập trung vào thực hiện các biện pháp thu, chống thất thu, nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách.

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục khởi sắc

(HBĐT) -Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh triển khai dự án đúng tiến độ cam kết. Hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, tạo sự tăng trưởng ổn định về doanh thu, giá trị xuất khẩu, giải quyết việc làm, đóng góp tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Tháng 12/2018, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 2.830 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong tháng 12/2018, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 2.830 tỷ đồng, lũy kế 12 tháng của năm 2018 đạt 32.520 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ; thực hiện 102,75% kế hoạch năm, tăng 2,75% kế hoạch năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp lũy kế 12 tháng ước đạt 10,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Đảm bảo cung - cầu, bình ổn giá cả thị trường dịp Tết

(HBĐT) -Còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh đang được thúc đẩy. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng tăng cao của người dân.

Trụ cột về chất lượng hạ tầng

Trong năm 2018, nhiều chính sách lớn trong lĩnh vực viễn thông đã được triển khai, tạo ra không ít biến động cho thị trường, nhưng cũng thúc đẩy sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn giữa các nhà mạng. Trong bối cảnh đó, Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT - NET) đã nỗ lực cao độ, tập trung phát triển nâng cao năng lực, quy mô hạ tầng kỹ thuật, tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng mạng viễn thông và các hệ thống công nghệ thông tin, góp phần cùng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục