Ngày 14-2, Bộ Công thương cho biết, ngày 31-1-2019, Cơ quan Biên phòng Canada (CBSA) đã thông báo kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra bán phá giá đối với một số sản phẩm ống thép hàn các-bon nhập khẩu từ Việt Nam.


Canada: Ngành sản xuất ống thép hàn Việt Nam theo nguyên tắc thị trường

 

Theo yêu cầu và cáo buộc của nguyên đơn, trong quá trình điều tra, CBSA đã xem xét việc ngành sản xuất ống thép hàn các-bon của Việt Nam có hoạt động theo các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường hay không. Bộ Công thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và hợp tác tích cực với CBSA trong quá trình điều tra và thẩm tra tại chỗ. Trên cơ sở các thông tin được thu thập và xác minh, CBSA đã kết luận không có đủ căn cứ để xác định Chính phủ Việt Nam can thiệp vào giá bán nội địa của ngành sản xuất ống thép hàn các-bon. Với kết luận này, CBSA đã tính toán biên độ phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam căn cứ trên chi phí thực tế của từng doanh nghiệp.

Theo luật pháp của Canada, hàng hoá bán cho các nhà nhập khẩu Canada từ nước mà giá nội địa chủ yếu do chính phủ nước đó ấn định và có đầy đủ lý do để chứng tỏ rằng giá cả này không phản ánh mức giá được xác định bởi thị trường cạnh tranh thì Canada sẽ áp dụng các cách tính không sử dụng giá và chi phí nội địa của nước xuất khẩu mà sử dụng giá và chi phí của một nước thứ ba thay thế. Đây là phương pháp tính toán được một số thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới như Hoa Kỳ, EU, Canada đã và đang áp dụng đối với các nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá, dẫn đến mức thuế chống bán phá giá thường cao hơn so với mức thuế nếu tính theo giá và chi phí nội địa của nước xuất khẩu.

Vụ việc điều tra chống bán phá giá ống thép hàn các-bon là vụ việc đầu tiên Canada kết luận một ngành sản xuất của Việt Nam hoạt động theo các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, chính phủ không can thiệp vào giá. Nhờ đó, biên độ phá giá của hai doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này sang Canada được kết luận chỉ ở mức 3% và 4,9%. Mức biên độ này nhìn chung thấp hơn nhiều so với mức biên độ của các doanh nghiệp xuất khẩu khác cùng thuộc phạm vi đối tượng điều tra đến từ các quốc gia được coi là có nền kinh tế thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Philippines. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể duy trì lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác khi xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Canada.

Dự kiến kể từ ngày mai 15-2-2019, Canada sẽ bắt đầu áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với ống thép hàn các-bon nhập khẩu từ Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Philippines theo biên độ mà CBSA đã kết luận nếu Tòa án Thương mại Quốc tế Canada (CITT) phán quyết có thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.

                                                                           
                                                                              Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Kiểm tra sản xuất tại huyện Lạc Sơn và Cao Phong

(HBĐT) -Ngày 14/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra sản xuất tại huyện Lạc Sơn và Cao Phong.

Sôi động thị trường vàng bạc ngày "vía Thần Tài"

(HBĐT) - Ngày "Vía Thần Tài" 14/2 năm nay, ngay từ sáng sớm đã có rất đông người dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tranh thủ đến các tiệm vàng xếp hàng chờ mua vàng lấy may. Theo quan điểm dân gian, mua vàng trong ngày "Vía Thần Tài" chủ nhân sẽ được phúc lộc, sung túc, may mắn cả năm.

Kiểm tra sản xuất tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Sáng ngày 14/2, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn, nghe báo cáo và đi kiểm tra thực tế tình hình sản xuất nông nghiệp đầu năm.

Tiếp sức cho nghề mây, tre đan truyền thống ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) -Nghề mây, tre đan ở huyện Lạc Sơn đã có từ lâu đời. Những nét tinh xảo, độc đáo trên từng sản phẩm luôn được nâng niu, gìn giữ. Xác định tầm quan trọng của nghề mây, tre đan truyền thống đối với phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, huyện Lạc Sơn đang từng bước nâng đỡ, khôi phục, xây dựng các làng nghề truyền thống, góp phần xóa đói - giảm nghèo, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Dấu ấn kinh tế tư nhân

Hơn một năm sau khi Ban Chấp hành T.Ư ra Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3-6-2017 về "Phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", khu vực tư nhân Việt Nam được tiếp thêm sức mạnh để gánh vác sứ mệnh là một động lực quan trọng phát triển kinh tế đất nước. Nhiều công trình, dự án quy mô lớn do các doanh nghiệp (DN) tư nhân đầu tư đã và đang mọc lên, tạo sức bật mới cho các địa phương cũng như cho tăng trưởng kinh tế đất nước.

Giá trị xuất khẩu doanh nghiệp khu công nghiệp đạt 43 triệu USD

(HBĐT) - Các khu công nghiệp trong tỉnh hiện có 87 dự án đầu tư, trong đó 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 607,63 triệu USD và 62 dự án trong nước với số vốn đăng ký trên 7.172 tỷ đồng. Hiện có 49 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục