(HBĐT) - Theo NHNN tỉnh, tính đến cuối năm 2018, tổng dư nợ (TDN) của các NH, TCDT trên toàn địa bàn đạt 21.048 tỷ, tăng 12,46%, tương đương 2.332 tỷ so với năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn 8.630 tỷ đồng, chiếm 41%; dư nợ cho vay trung dài hạn 12.418 tỷ đồng, chiếm 59% TDN.
Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hòa Bình đáp ứng nguồn vốn vay sản xuất cho
nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn.
Lãi suất cho
vay sản xuất kinh doanh thông thường: ngắn hạn của các NHTM 6,5- 10%/năm (phổ
biến 8,5-9%/năm), trung và dài hạn 10,5-11,5%/năm; các QTDND ngắn hạn
10,8-12%/năm, trung dài hạn 10,8-13,2%/năm; Lãi suất cho vay tiêu dùng phổ biến
ở mức 11%/năm (NHTM), 12-13,2% (QTDND)
Về cho vay các lĩnh vực ưu tiên,
các NH, TCTD cho vay nông nghiệp nông thôn trên 12 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
62% TDN, tăng gần 13% so với năm 2017; cho vay hỗ trợ DNNVV chiếm trên 20% tổng
dư nợ; cho vay hỗ trợ công nghiệp, xuất khẩu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, nông nghiệp sạch dư nợ còn thấp.
Trong năm 2019, NHNN tỉnh chỉ đạo
các NH, TCTD trên địa bàn thực hiện tốt các giải pháp nâng cao năng lực tài
chính, chất lượng tín dụng, quản trị điều hành, kiểm soát kiểm toán nội bộ; kịp
thời phát hiện và điều chỉnh phương án đã được phê duyệt phù hợp với thực tế
triển khai, phấn đấu đạt dư nợ tín dụng tăng trưởng 14%.
HTrung
(HBĐT) - Sáng ngày 14/2, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn, nghe báo cáo và đi kiểm tra thực tế tình hình sản xuất nông nghiệp đầu năm.
(HBĐT) -Nghề mây, tre đan ở huyện Lạc Sơn đã có từ lâu đời. Những nét tinh xảo, độc đáo trên từng sản phẩm luôn được nâng niu, gìn giữ. Xác định tầm quan trọng của nghề mây, tre đan truyền thống đối với phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, huyện Lạc Sơn đang từng bước nâng đỡ, khôi phục, xây dựng các làng nghề truyền thống, góp phần xóa đói - giảm nghèo, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Hơn một năm sau khi Ban Chấp hành T.Ư ra Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3-6-2017 về "Phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", khu vực tư nhân Việt Nam được tiếp thêm sức mạnh để gánh vác sứ mệnh là một động lực quan trọng phát triển kinh tế đất nước. Nhiều công trình, dự án quy mô lớn do các doanh nghiệp (DN) tư nhân đầu tư đã và đang mọc lên, tạo sức bật mới cho các địa phương cũng như cho tăng trưởng kinh tế đất nước.
(HBĐT) - Các khu công nghiệp trong tỉnh hiện có 87 dự án đầu tư, trong đó 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 607,63 triệu USD và 62 dự án trong nước với số vốn đăng ký trên 7.172 tỷ đồng. Hiện có 49 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(HBĐT) - Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng sản xuất, giá trị gia tăng chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ đang được xác định là hướng đi chủ đạo khai thác tiềm năng, lợi thế, mang lại cơ hội xóa đói - giảm nghèo, cải thiện đời sống và làm giàu ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Doanh thu thu phí BOT, cao tốc đang trong tình trạng doanh nghiệp khai bao nhiêu cơ quan quản lý biết bấy nhiêu, khi việc kiểm tra chỉ mang tính định kỳ vài năm/lần.