(HBĐT) - Những ngày đầu năm 2019, người dân tại các vùng trọng điểm mía tím của tỉnh đón nhận tin vui lần đầu tiên đặc sản mang thương hiệu "Mía tím Hòa Bình" cán đích thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, mía tím Hòa Bình được xuất sang Nhật Bản - thị trường yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe.


 

Mía mô được sản xuất tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới đáp ứng được một phần nhu cầu của các địa phương để thay thế, cải tạo giống.

 


Hòa Bình là vùng đất được biết đến với nhiều loại sản vật, trong đó có 2 nông sản đặc trưng là cây có múi và mía tím. Mía tím cũng là cây trồng mang lại cho nông dân trong tỉnh cuộc sống ấm no, ổn định và làm giàu.

 

Lợi thế vùng cây chủ lực

Trải qua hơn nửa thế kỷ phát triển bền vững, mía tím Hòa Bình đã trở thành thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, sản phẩm có chất lượng đặc thù. Vùng mía tím chủ lực ngày càng mở rộng về quy mô diện tích, sản lượng cây trồng.

Theo thống kê của ngành NN&PTNT, diện tích mía đến niên vụ 2018 đạt hơn 8.000 ha, tập trung tại các huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Đà Bắc... Trong đó diện tích mía tím khoảng 3.000 ha, mía đường trên 3.000 ha, mía trắng ép nước gần 2.000 ha. Năng suất mía toàn tỉnh đạt khoảng 71 tấn/ha, sản lượng gần 549,5 nghìn tấn, giá trị sản xuất đạt trên 1.300 tỷ đồng. Tốc độ phát triển sản xuất mía bình quân giai đoạn 2011 - 2018 là 99,23%/ năm, thu nhập bình quân của người trồng khoảng 200 - 250 triệu đồng/ha, trừ chi phí mang về lợi nhuận từ 100 - 140 triệu đồng/ha. Diện tích mía ăn tươi (mía tím và mía trắng ép nước) luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích, từ 80 - 85%.

Nói về chất lượng, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Mía tím Hòa Bình có thân bóng mịn, sắc vỏ màu tím thẫm bắt mắt, lóng dài, mềm và vị ngọt đặc trưng, được người tiêu dùng ưu chuộng. Điều này nhờ lợi thế vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp phát triển cây mía. Bên cạnh đó, nông dân trong tỉnh đã phát huy hiệu quả cây mía tím thế mạnh, có giá trị kinh tế cao.

Giữ chất lượng mía tím Hòa Bình

Đó là nỗ lực từ cấp ủy, chính quyền địa phương trước những thách thức về thị trường cạnh tranh, ổn định chất lượng mía tím cũng như để duy trì, bảo vệ thương hiệu mía tím Hòa Bình. Có một thực tế, ở các niên vụ 2011 - 2016, mía tím phải đối mặt với chất lượng giảm sút, đầu ra tiêu thụ khó khăn. Nguyên nhân do thời gian canh tác nhiều năm, khâu chăm sóc ở một số vườn kém và yếu tố thời tiết tác động khiến mía có dấu hiệu thoái hóa về chất lượng, phẩm cấp cây có sự ảnh hưởng, như cây bị lùn đốt, nứt lóng, lớp vỏ phổ biến có hiện tượng "mèo cào" khiến mẫu mã xấu...

Để giữ chất lượng mía tím Hòa Bình, Sở KH&CN đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai đề tài tuyển chọn và phục tráng các giống mía tím trên địa bàn tỉnh. Qua chọn lựa, sàng lọc từ 7 dòng mía tím khác nhau đã chọn ra 1 dòng mía tím Cao Phong có độ giòn, lóng dài, màu sắc và kích thước chuẩn giống mía gốc. Trên cơ sở đó, Sở KH&CN đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh triển khai chương trình bảo tồn và phát triển nguồn gen đặc sản mía tím địa phương. Đồng thời giao Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ triển khai thực hiện, nghiên cứu thành công, nhân nhanh giống từ nuôi cấy mô. Theo đồng chí Trần Đình Thắng, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, năng lực sản xuất giống mía nuôi cấy mô chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Đến thời điểm này đã sản xuất được 32 vạn cây giống, cung cấp chủ yếu cho 3 địa phương là Cao Phong, Tân Lạc, Yên Thủy.

Song song với đó, tỉnh đã triển khai xây dựng thương hiệu cho mía tím Hòa Bình, phối hợp với trường Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu, sản xuất mía tím đóng hộp chất lượng cao. Nghiên cứu này sử dụng công nghệ, thiết bị cho ra đời sản phẩm nước mía đảm bảo độ tươi ngon và là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tỉnh cũng lên kế hoạch thu hút doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng các khu chế biến hoa quả, mía tím với nhiều ưu đãi.(Còn nữa)

 

Bùi Minh

 

Các tin khác


Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hiện ngành nông nghiệp TP Hà Nội mới cung cấp cơ bản được mặt hàng thịt lợn, thịt gà, trứng cho thị trường; số lượng thịt bò, thủy sản, rau, củ quả, hoa quả các loại còn ở mức thấp. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tới đây Hà Nội cần tiếp tục phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) đạt năng suất, chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Huyện Lạc Thủy dành nguồn lực đầu tư cho thủy lợi

(HBĐT) - Xác định thủy lợi là tiêu chí khó nhưng có tầm quan trọng trong phát triển KT-XH, tạo động lực thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), qua hơn 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, bên cạnh việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông và phúc lợi xã hội, huyện Lạc Thủy đã huy động nội lực và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, lồng ghép các chương trình, dự án để xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi, bê tông hóa hệ thống kênh mương tưới, tiêu nội đồng. Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi và có hiệu quả, huyện chỉ đạo các xã tích cực làm thủy lợi nội đồng, tu bổ hệ thống kênh mương; thường xuyên rà soát, kiểm tra các công trình thủy lợi bị hư hỏng do bão, lũ gây ra để tiếp tục đầu tư nâng cấp, khắc phục, sửa chữa.

2 tháng, thu ngân sách đạt 450 tỷ đồng

(HBĐT) - Tháng 2/2019, ngành Thuế tỉnh thu ngân sách ước đạt 162,3 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng đầu năm thực hiện 450 tỷ đồng, đạt 15% dự toán Chính phủ, đạt 12% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh, đạt 93% so với cùng kỳ năm 2018.

Năm 2019, tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được giao trên 2.470 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong năm 2019, toàn tỉnh có tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được giao là 2.470,119 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách tỉnh đã phân bổ và thông báo chi tiết đến từng dự án.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xã hội vì phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững

(HBĐT) - Doanh nghiệp xã hội (DNXH) tại địa phương là một nhóm đặc biệt của các tổ chức xã hội (dưới hình thức tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã, nhóm sản xuất hoặc doanh nghiệp tư nhân) phục vụ nhu cầu chưa được đáp ứng, tạo việc làm và thu nhập bền vững đối với những người dễ bị tổn thương, người dân tộc thiểu số, người nghèo, phụ nữ... Tại tỉnh ta, Dự án Hỗ trợ DNXH vì sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững (Dự án SERD) do Trung tâm CSIP phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện tại 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao là Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy. Dự án đã và đang có những đóng góp tích cực cho phát triển KT-XH của tỉnh.

Giá trị sản xuất CN-TTCN đạt trên 137 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Lạc Thủy đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất CN-TTCN. Giá trị sản xuất CN-TTCN ước thực hiện 137,1 tỷ đồng, đạt 24,2% kế hoạch. Một số sản phẩm chủ yếu gồm: đá 33,1 nghìn m3, đạt 23,7% kế hoạch, gạch nung 14,2 triệu viên, đạt 23,8% kế hoạch, gạch bê tông 7,2 triệu viên, đạt 24% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục