(HBĐT) - Sau bao năm chờ đợi, mía tím Hòa Bình đã vươn tới thị trường xuất khẩu. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng nhận định: Đây là tín hiệu tốt để mía tím Hòa Bình hướng mạnh đến tiêu thụ xuất khẩu trong tương lai gần.


 

Mía tím Hòa Bình đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng xuất khẩu, được người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận. Ảnh: Nhân viên cơ sở sơ chếnông trại hữu cơ Linh Dũng (xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi) đóng gói sản phẩm mía tím xuất khẩu.

 

Mía tím Hòa Bình liên tiếp xuất khẩu sang Nhật Bản

Kể từ sau lô hàng đầu tiên được xuất thô vào ngày 18/1/2019, đến ngày 24/1, cơ sở sơ chế thuộc nông trại hữu cơ Linh Dũng (thôn Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi) tiếp tục nhận được đơn đặt hàng từ đối tác Nhật Bản với số lượng lớn hơn 1 tấn. Sau kỳ nghỉ Tết, ngày 13/2 (tức mồng 9 tháng giêng), lô hàng 1,5 tấn mía lần thứ 3 đã theo đường hàng không đến với người tiêu dùng Nhật Bản. Tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh, người có công đầu đưa mía tím Hòa Bình xuất khẩu sang Nhật Bản cho hay: Trước khi xuất khẩu, mía tím Hòa Bình đã vượt qua yêu cầu kiểm dịch thực vật hết sức khắc khe, phải loại bỏ hết mấu, mắt mía, không được dính bùn, đất, bởi chỉ phạm một lỗi nhỏ sẽ bị trả lại toàn bộ lô hàng. Trong sơ chế phải đảm bảo điều kiện bao gói kín, hút chân không chặt, bảo quản ở nhiệt độ lạnh sau sơ chế, hình thức, quy cách bao bì đúng như đối tác yêu cầu.

Mía tím xuất khẩu sang Nhật Bản được cơ sở sơ chế chọn lựa những cây có chất lượng tốt nhất từ vùng nguyên liệu. Mía đạt yêu cầu tập trung ở các huyện Tân Lạc, Cao Phong và một số xã của huyện Kim Bôi. Theo đó, mía có màu tím đặc trưng, mỗi đốt dài tối thiểu 5 cm. Khi loại bỏ những đốt phần ngọn và gốc, mỗi cây mía lấy được 12-14 đốt, tương đương 1 kg thành phẩm. Quá trình vận chuyển từ nhà vườn, khu sơ chế đến khi lấy khỏi kho hải quan Nhật Bản dao động trong 24-26 giờ. Sau khi hoàn tất thủ tục thông quan, mía tím sẽ có mặt trên kệ của siêu thị, cửa hàng trong một buổi sáng. Yêu cầu khi lên kệ, mía đóng gói còn tươi nguyên, đựng trong túi kín đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất.

Tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến tự tin cho rằng, năm 2019, thị trường xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ ổn định, nhu cầu tiếp tục tăng dần. Vấn đề quan trọng là phải giữ mía tím xuất khẩu có chất lượng đảm bảo ổn định và có sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đối với cơ sở sơ chế, đóng gói, giúp nâng cao năng lực, tuân thủ tốt quy trình.

Sản phẩm của độ tin cậy

Giờ đây, mía tím Hòa Bình đã có mặt tại thị trường Nhật Bản và được người tiêu dùng nước này sử dụng như đặc sản, ngon, lạ miệng. Minh chứng cụ thể là cơ sở sơ chế liên tiếp nhận được các đơn đặt hàng từ phía đối tác với số lượng tăng dần. Tỉnh ta có chủ trương phát triển mạnh cây chủ lực mía tím. Sở NN&PTNT rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất mía đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, quy hoạch diện tích trồng mía tím đến năm 2020 là 9.500 ha, đến năm 2030 là 10.000 ha, sản lượng mía khoảng 225.000 tấn. Đến năm 2025 sử dụng 100% giống được nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng, bước đầu là sản phẩm xuất khẩu thô nhưng với câu chuyện mía tím Hòa Bình xuất sang thị trường Nhật Bản sẽ tạo "cú huých" mở rộng xuất khẩu với các nông sản tiềm năng khác của Hòa Bình như cam Cao Phong, cá sông Đà. Thị trường Nhật Bản khó tính như vậy còn vào được thì hoàn toàn có thể kỳ vọng đối với các thị trường khác, mía tím Hòa Bình và một số sản phẩm cũng vào được theo con đường chính ngạch. Thông qua đó có tác động, tạo sức mạnh lớn thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư trong, ngoài nước đầu tư vào sản xuất, chế biến mía tím và các sản phẩm thế mạnh. Độ tin cậy của doanh nghiệp đầu tư, người tiêu dùng đối với mía tím Hòa Bình sẽ ngày càng nhân lên.

Bước đầu có thị trường xuất khẩu tốt, tỉnh tiếp tục có chính sách khuyến khích thành lập HTX sản xuất, tiêu thụ nông sản, trong đó có mía tím; đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển sản xuất với quy mô lớn, nhất là trong đầu tư sản xuất nước giải khát, bột giải khát từ mía tím, thúc đẩy phát triển thương hiệu mía tím Hòa Bình. Trong năm 2018, tỉnh đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 1 tỉnh của Hàn Quốc cam kết thu hút đầu tư vào tỉnh, trong đó có đầu tư lĩnh vực nông nghiệp. Vấn đề tiếp theo là định hướng tổ chức sản xuất hướng mạnh thị trường trong nước và quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến thương mại, tổ chức sản xuất các sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ lớn.

 

Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Phấn đấu chuẩn hóa 25 sản phẩm OCOP trong năm 2019

(HBĐT) - Hiện nay, đơn vị tư vấn đã tiến hành điều tra, khảo sát lập cơ sở dữ liệu để xây dựng Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình. Dự kiến trong quý I/2019, UBND tỉnh sẽ phê duyệt Đề án.

Tập huấn cho gần 200 học viên về OCOP

(HBĐT) - Ngày 20/9/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2018-2020.

Tổng dư nợ tín dụng toàn tỉnh đạt 21.258 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2019, ngành Ngân hàng tỉnh đặt mục tiêu huy động nguồn vốn tại địa bàn tăng 15% trở lên, dư nợ tín dụng tăng trưởng 14%; nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ. Đến hết năm 2018, nguồn vốn huy động đạt 23.346 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2017, trong đó vốn huy động trong các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 15.049 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cuối năm 2017, đáp ứng 71,6 tỷ trọng vốn đầu tư cho vay.

Bài 1 - Xúc tiến xây dựng thương hiệu "Mía tím Hòa Bình"

(HBĐT) - Những ngày đầu năm 2019, người dân tại các vùng trọng điểm mía tím của tỉnh đón nhận tin vui lần đầu tiên đặc sản mang thương hiệu "Mía tím Hòa Bình" cán đích thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, mía tím Hòa Bình được xuất sang Nhật Bản - thị trường yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe.

Nhiều sai phạm nghiêm trọng tại dự án TISCO

Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn II của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) có tổng mức đầu tư (TMÐT) ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng, khởi công năm 2007, nhưng do nhiều nguyên nhân đã dẫn đến bị chậm tiến độ, "đội vốn" lên hơn 8.100 tỷ đồng. Từ năm 2013, dự án phải "đắp chiếu", trở thành đống sắt vụn nằm phơi nắng, phơi mưa. Vừa qua, Thanh tra Chính phủ (TTCP) có kết luận thanh tra về dự án, xác định việc triển khai thực hiện có nhiều sai phạm, làm tăng TMÐT, gây thất thoát vốn của Nhà nước.

Khởi đầu tốt đẹp cho sản xuất vụ xuân năm 2019

(HBĐT) - Trong những ngày sản xuất nông nghiệp đầu tiên của mùa xuân năm mới Kỷ Hợi, thời tiết đã ban tặng cho người nông dân những ngày rất đẹp để bắt đầu một vụ sản xuất. Sau những cơn mưa phùn lất phất, nắng xuân bừng lên kèm theo những cơn gió mát lành khiến người người càng thêm háo hức, không khí xuống đồng rộn ràng khắp nơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục