(HBĐT) - Năm 2019, ngành Ngân hàng tỉnh đặt mục tiêu huy động nguồn vốn tại địa bàn tăng 15% trở lên, dư nợ tín dụng tăng trưởng 14%; nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ. Đến hết năm 2018, nguồn vốn huy động đạt 23.346 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2017, trong đó vốn huy động trong các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 15.049 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cuối năm 2017, đáp ứng 71,6 tỷ trọng vốn đầu tư cho vay.
Những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng thương mại CP Đầu tư và phát triển
Hòa Bình luôn đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân trên địa
bàn.
Tổng dư nợ trên địa bàn tăng
12,46% so với năm 2017. Tính đến hếttháng 1/2019, tổng dư nợ toàn tỉnh là 21.258 tỷ đồng, nợ xấu 416 tỷ
đồng, chiếm 1,98% tổng dư nợ.
Hiện, lãi suất tiền gửi dưới 6
tháng được các ngân hàng duy trì ở mức tối đa là 5,5%/năm và các quỹ tín dụng
duy trì ở mức 6%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và
tiền gửi dưới 1 tháng là 1%/ năm. Lãi suất huy động từ 6 tháng trở lên đối với
các ngân hàng dao động ở mức 5,5 -7,5%/năm và đối với các quỹ tín dụng nhân dân
là 7,5 - 7,7%/ năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh thông thường
tại các ngân hàng ở mức 6,5-10%/năm, các quỹ tín dụng ở mức 10,8-12%/năm. Lãi
xuất cho vay tiêu dùng phổ biến tại các ngân hàng ở mức 11%/ năm, các quỹ tín
dụng nhân dân ở mức 12-13,2%/năm.
P.V
(HBĐT) - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, hầu hết các doanh nghiệp khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh đã bắt tay thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh với khí thế sôi nổi, khẩn trương, hứa hẹn năm mới đầy triển vọng về phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh.
Hiện ngành nông nghiệp TP Hà Nội mới cung cấp cơ bản được mặt hàng thịt lợn, thịt gà, trứng cho thị trường; số lượng thịt bò, thủy sản, rau, củ quả, hoa quả các loại còn ở mức thấp. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tới đây Hà Nội cần tiếp tục phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) đạt năng suất, chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
(HBĐT) - Xác định thủy lợi là tiêu chí khó nhưng có tầm quan trọng trong phát triển KT-XH, tạo động lực thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), qua hơn 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, bên cạnh việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông và phúc lợi xã hội, huyện Lạc Thủy đã huy động nội lực và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, lồng ghép các chương trình, dự án để xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi, bê tông hóa hệ thống kênh mương tưới, tiêu nội đồng. Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi và có hiệu quả, huyện chỉ đạo các xã tích cực làm thủy lợi nội đồng, tu bổ hệ thống kênh mương; thường xuyên rà soát, kiểm tra các công trình thủy lợi bị hư hỏng do bão, lũ gây ra để tiếp tục đầu tư nâng cấp, khắc phục, sửa chữa.
(HBĐT) - Tháng 2/2019, ngành Thuế tỉnh thu ngân sách ước đạt 162,3 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng đầu năm thực hiện 450 tỷ đồng, đạt 15% dự toán Chính phủ, đạt 12% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh, đạt 93% so với cùng kỳ năm 2018.
(HBĐT) - Trong năm 2019, toàn tỉnh có tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được giao là 2.470,119 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách tỉnh đã phân bổ và thông báo chi tiết đến từng dự án.
(HBĐT) - Doanh nghiệp xã hội (DNXH) tại địa phương là một nhóm đặc biệt của các tổ chức xã hội (dưới hình thức tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã, nhóm sản xuất hoặc doanh nghiệp tư nhân) phục vụ nhu cầu chưa được đáp ứng, tạo việc làm và thu nhập bền vững đối với những người dễ bị tổn thương, người dân tộc thiểu số, người nghèo, phụ nữ... Tại tỉnh ta, Dự án Hỗ trợ DNXH vì sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững (Dự án SERD) do Trung tâm CSIP phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện tại 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao là Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy. Dự án đã và đang có những đóng góp tích cực cho phát triển KT-XH của tỉnh.