(HBĐT) - Sau một thời gian triển khai mô hình "Chăn nuôi lợn bản địa”, đàn lợn của gia đình anh Sồng A Cang ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) đã phát triển lên đến hơn chục con. Đây chính là nền tảng để gia đình anh Cang và nhiều gia đình khác trong xã như Hàng A Bô, Phàng A Sồng, Sùng A Si... từng bước vươn lên thoát nghèo.
Mô hình "Chăn nuôi lợn bản địa” ở xã Pà Cò đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Gia đình anh Sồng A Cang ở xóm Chà Đáy vốn có hoàn cảnh khó khăn. Cuộc sống chỉ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp với cây ngô là chính. Do vậy, trong nhiều năm liền, đến mùa giáp hạt, đời sống gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, từ khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 3 con lợn sinh sản giống bản địa theo chương trình "Chăn nuôi lợn bản địa”, đời sống gia đình anh Cang bắt đầu có bước chuyển biến. Từ 3 con lợn giống ban đầu được hỗ trợ, sau hơn 1 năm, gia đình anh đã nhân rộng và duy trì phát triển đàn lợn lên được hơn chục con. Đây được xem là nền tảng để từng bước thảo gỡ khó khăn, tạo lập cuộc sống dần ổn định.
Theo Sùng A Đô ở xóm Chà Đáy, trước đây, việc chăn nuôi lợn bản địa của người dân hoàn toàn theo hướng thả rông, hoang dã. Do vậy, tính bình quân từ khi nuôi đến khi xuất bán trung bình đàn lợn chỉ đạt khoảng 10 - 15 kg/con. Từ khi thực hiện mô hình, việc chăn nuôi đã thay đổi theo hình thức bán hoang dã, ngoài việc thả rông để lợn tự kiếm ăn, các hộ chăn nuôi còn bổ sung thêm nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương như rau, cám, cây chuối, thức ăn dư thừa... Do vậy, hiệu quả kinh tế đã được nâng lên rõ rệt. Đáng kể nhất là trọng lượng xuất bán từ 15kg/con tăng lên khoảng 25 - 35 kg/con trong cùng một thời gian chăn nuôi (khoảng 10 tháng). Với giá bán 120.000 đồng/kg, bình quân mỗi con lợn khi xuất bán đạt từ 3 - 4,2 triệu đồng/con. Nhờ đó, nhiều gia đình từ chỗ hoàn cảnh khó khăn như: Phàng A Sồng, Hàng A Bô, Sồng A Cang hay Sùng A Si đã có thêm nguồn thu, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống bằng sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương theo phương thức sản xuất mới.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Sùng A Sía, Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò cho biết: trước đây và hiện nay, trên địa bàn xã, người dân duy trì việc chăn nuôi lợn theo hình thức thả rông, hoang dã theo hướng tự sản, tự tiêu. Do vậy, hiệu quả kinh tế đem lại hầu như không đáng kể. Tuy vậy, năm 2018, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, xã Pà Cò đã triển khai mô hình "Chăn nuôi lợn bản địa”. Mô hình có quy mô 60 con với 20 hộ tham gia. Trong đó, chủ yếu là các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Quá trình triển khai thực hiện mô hình, các hộ đều được cán bộ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, huyện hỗ trợ, hướng dẫn, chuyển giao và khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như: xây dựng chuồng trại; chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho lợn qua từng giai đoạn; vệ sinh phòng bệnh tổng hợp cho lợn; phương pháp sử dụng thuốc thú y để chữa một số bệnh thường xảy ra ở lợn... Việc hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình triển khai thực hiện mô hình theo hình thức "cầm tay, chỉ việc” đã từng bước nâng cao kiến thức, kỹ năng chăn nuôi của người dân. Nhờ đó, việc thực hiện mô hình bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực. Đáng chú ý, sau quá trình triển khai thực hiện, mô hình đã đem lại hiệu quả tích cực. Từ chỗ có 60 con lợn giống ban đầu, đến nay, xã đã phát triển tổng đàn lợn theo chương trình lên đến hàng trăm con. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình từ hoàn cảnh khó khăn đã từng bước ổn định cuộc sống.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Để góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, các địa phương trên địa bàn huyện Kim Bôi tập trung chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi đã mang lại lợi ích kép cho nông dân.
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam, tín dụng đen xuất hiện ở rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc,… Trong khi để tiếp cận nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng, người dân cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định, thì nguồn vốn không chính thức dường như lại "mở toang cửa” để mời gọi người vay. Vậy làm sao để hạn chế tín dụng đen đang "hoành hành” tại một số địa phương? Một trong những giải pháp đang được chú ý đến đó là "cánh cửa” cho vay tiêu dùng.
(HBĐT) - Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, thời gian qua cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh thông qua công tác tuyên truyền, vận động, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại địa bàn và xử lý triệt để không để lây lan ra diện rộng. Giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường do tiêu hủy lợn và các sản phẩm của lợn. Giữ vững ổn địch tốc độ chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng
(HBĐT) - Chiều 13/3, UBND tỉnh tổ chức làm việc về công tác triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Yên Thủy. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 13/3, Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến (TP Hòa Bình) tổ chức đại hội thường niên, tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019. Dự Đại hội có lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, 2 phường cùng 184 đại biểu thành viên.
(HBĐT) - Cách trung tâm huyện Tân Lạc khoảng 20 km, xã vùng cao Quyết Chiến thuộc vùng 135, kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 19 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 31%. Trước thực tế trên, cấp ủy, chính quyền xã đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.