(HBĐT) - Hồ Hòa Bình - nơi hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên, mây nước, phong cảnh hữu tình, có nhiều điểm du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch tâm linh ngày càng có sức hút đối với du khách, nhất là dịp đầu xuân. Lực lượng chức năng đang tăng cường kiểm tra, kiên quyết không cho phương tiện không bảo đảm an toàn hoạt động vận tải khách trên hồ Hòa Bình.
Hoạt động vận chuyển khách du lịch hồ Hòa Bình dịp lễ hội đầu xuân diễn ra sôi động. Lượng phương tiện và khách du lịch đến chiêm bái đền Chúa Thác Bờ tăng mạnh.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, lượng tàu, thuyền đang hoạt động trên hồ Hòa Bình khoảng 700 chiếc, trong đó có 269 phương tiện thủy vận tải khách. Trong số này có 150 phương tiện đã đăng ký, nhiều phương tiện đã hết đăng ký nhưng chưa đăng kiểm. Cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường quản lý hoạt động vận tải, nhất là vận tải khách trên hồ Hòa Bình, theo đó, hoạt động vận tải từng bước đi vào nền nếp. Đặc biệt, để phục vụ vận tải khách hồ Hòa Bình, nhiều phương tiện được đóng mới có chất lượng bảo đảm theo quy định (năm 2018, có khoảng 30 phương tiện được đóng mới với sức chứa từ 48-70 khách/phương tiện).
Bên cạnh đó, hoạt động vận tải khách khu vực hồ còn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Theo các nhà thuyền, những ngày đầu xuân, lượng du khách đi thăm quan đền Chúa Thác Bờ, động Thác Bờ, đền Cô Đôi, hang Miếng và các điểm du lịch trên hồ Hòa Bình tăng mạnh. Hầu hết khách phải đặt trước mới có thuyền, nhiều đoàn khách phải đi ghép. Để đáp ứng nhu cầu của khách, nhiều thuyền không bảo đảm an toàn vẫn lén lút hoạt động gây nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Các ngành chức năng đang tăng cường các biện pháp, siết chặt quản lý hoạt động vận tải khách đường thủy nội địa mùa lễ hội xuân 2019. Phó Giám đốc Sở GTVT Lê Ngọc Quản cho biết: Từ đầu năm đến nay, Sở đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra chấn chỉnh hoạt động vận tải khách trên khu vực hồ Hòa Bình. Trước đó, Sở đã ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố, Công an tỉnh, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy, đặc biệt là phương tiện vận chuyển khách bằng nhà nổi, tàu nhiều tầng. Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các cảng, bến, phương tiện thủy nội địa. Cương quyết đình chỉ các phương tiện hoạt động không bảo đảm an toàn kỹ thuật, người điều khiển không có chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Đình chỉ các bến cảng, bến thủy nội địa không đủ điều kiện an toàn, vi phạm các quy định, hoạt động trái phép.
Đối với các bến cảng, bến thủy nội địa, phải chủ động phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra các điều kiện về phương tiện, người lái trước khi xuất bến. Người lái phải có chứng chỉ chuyên môn, bằng lái, phương tiện khai thác phải bảo đảm chất lượng được đăng ký, đăng kiểm và trang bị đầy đủ thiết bị an toàn. Các phương tiện chở khách, ban quản lý cảng, bến thủy nội địa quán triệt tới chủ phương tiện yêu cầu trang bị đầy đủ các điều kiện an toàn. 100% khách và thuyền viên mặc áo phao trước khi phương tiện rời bến, không cho phương tiện hoạt động trong trường hợp thời tiết xấu hoặc trời tối, dòng nước phức tạp, khó kiểm soát. Kiên quyết đình chỉ hoạt động của các bến đò ngang trái phép hoặc vi phạm các điều kiện về hoạt động vận tải...
Đối với các đơn vị vận tải khách bằng phương tiện thủy chỉ sử dụng phương tiện bảo đảm chất lượng, được đăng ký, đăng kiểm theo quy định và được trang bị đầy đủ thiết bị an toàn; thực hiện đón, trả khách đúng nơi quy định, không chở quá số lượng hành khách...
Sở GTVT cũng chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các cảng, bến thủy nội địa, đề nghị kiên quyết đình chỉ các phương tiện hoạt động không bảo đảm an toàn kỹ thuật, người điều khiển phương tiện không có đủ bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Sở đã đề nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thành lập tổ công tác liên ngành có sự tham gia của 3 đơn vị là: Cục Cảnh sát giao thông, Cục Đăng kiểm, Cục Đường thủy nội địa tổ chức kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông dịp lễ hội đầu năm khu vực hồ Hòa Bình.
Lê Chung
Ngày 15/2/2019, Sở GTVT gửi công văn cho Công ty TNHH Tiến
Anh và Công ty Xây dựng vận tải Hòa Bình (quản lý bến Thung Nai và cảng Bích
Hạ) yêu cầu các đơn vị này chỉ sắp xếp, bố trí các phương tiện chở khách có
đăng ký, còn hạn đăng kiểm được neo chờ tại vùng nước cảng, bến. Trường hợp
vùng nước cảng, bến còn chỗ để neo đậu phương tiện thì bố trí phương tiện
không có đăng ký, hết hạn đăng kiểm neo đậu ở vùng nước xa khu vực đón, trả
khách của cảng, bến. Chỉ cho phương tiện vào nơi đón, trả khách khi được sự
đồng ý của nhân viên cảng vụ làm việc tại cảng, bến. Chỉ sắp xếp hành khách
lên phương tiện có đủ đăng ký, còn hạn đăng kiểm. Trường hợp phương tiện cố
tình ra vào khu vực đón, trả khách mà chưa được cảng vụ cho phép thì thông
báo ngay với cảng vụ, thanh tra đường thủy, cảnh sát giao thông để xử lý theo
quy định. Trường hợp không báo với cơ quan chức năng, chủ cảng, bến bị xử lý
vi phạm hành chính theo quy định. |
(HBĐT) - Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Yên Bồng (Lạc Thủy) đã tập trung quán triệt, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Trong đó, phát triển kinh tế đồi rừng đang là một trong những thế mạnh của địa phương.
(HBĐT) - Để góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, các địa phương trên địa bàn huyện Kim Bôi tập trung chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi đã mang lại lợi ích kép cho nông dân.
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam, tín dụng đen xuất hiện ở rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc,… Trong khi để tiếp cận nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng, người dân cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định, thì nguồn vốn không chính thức dường như lại "mở toang cửa” để mời gọi người vay. Vậy làm sao để hạn chế tín dụng đen đang "hoành hành” tại một số địa phương? Một trong những giải pháp đang được chú ý đến đó là "cánh cửa” cho vay tiêu dùng.
(HBĐT) - Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, thời gian qua cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh thông qua công tác tuyên truyền, vận động, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại địa bàn và xử lý triệt để không để lây lan ra diện rộng. Giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường do tiêu hủy lợn và các sản phẩm của lợn. Giữ vững ổn địch tốc độ chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng
(HBĐT) - Chiều 13/3, UBND tỉnh tổ chức làm việc về công tác triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Yên Thủy. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 13/3, Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến (TP Hòa Bình) tổ chức đại hội thường niên, tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019. Dự Đại hội có lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, 2 phường cùng 184 đại biểu thành viên.