Giá điện chính thức tăng 8,36% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.720,65 đồng/kWh), tương ứng giá bán lẻ điện bình quân 2019 khoảng 1.864,04 đồng/kWh.

Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết quyết định tăng giá điện có hiệu lực từ hôm nay, theo đó, giá điện sẽ tăng 8,36%, từ mức 1.720,65 đồng/kWh như hiện nay lên mức 1.864,04 đồng/kWh.

Giá điện tăng lần đầu kể từ cuối năm 2017.

Trước đó, Thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng cũng đánh giá: Giá điện tăng làm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 tăng thêm 0,29%, tác động rất thực tiếp đến nền kinh tế của chúng ta. Giá cả mặt hàng nào lên cũng ảnh hưởng đến CPI, ít nhiều ảnh hưởng đến GDP cả. Về lâu dài, chúng ta cần có ngành điện với năng lực tài chính lành mạnh để đủ sức đầu tư vào các dự án điện, để có điện cho các ngành kinh tế khác phát triển.

"Vì nếu không có điện ảnh hưởng của nó còn lớn hơn việc tăng giá điện. Tăng giá điện làm GDP giảm 0,22% nhưng nếu không có điện thì có khi giảm mấy phần trăm cơ. Đó là điều chúng ta phải cân nhắc để có ngành điện ổn định”, ông Vượng nói.

Về nguyên nhân tăng giá điện, Bộ Công Thương đưa ra phân tích hàng loạt yếu tố tác động tới giá điện 2019. Cụ thể như, về các yếu tố đầu vào của giá điện 2019: Giá than nội địa đã thực hiện điều chỉnh bước 1 với mức tăng bình quân 5%, làm chi phí mua điện tăng thêm khoảng 3.183 tỷ đồng; giá than pha trộn giữa than nhập khẩu với than sản xuất trong nước từ ngày 16/1 có giá cao hơn giá than nội địa, làm chi phí mua điện tăng thêm khoảng 1.921 tỷ đồng...

Trong phương án giá điện năm 2019 cũng đưa vào tính toán các chi phí nhiên liệu được Chính phủ cho phép điều chỉnh đồng bộ khi điều chỉnh giá điện như: Giá than nội địa bán cho sản xuất điện điều chỉnh bước 2 theo mức tăng theo lộ trình do Chính phủ phê duyệt. Khi đó, chi phí mua điện tăng thêm khoảng 2.230 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thực hiện điều chỉnh giá khí một số nhà máy điện, qua đó 100% nhà máy tuabin khí sẽ thực hiện mua khí theo giá thị trường. Việc điều chỉnh giá khí trong bao tiêu theo thị trường này làm chi phí mua điện tăng thêm khoảng 5.852 tỷ đồng.

Ngoài ra, phương án giá điện năm 2019 cũng đưa vào tính toán các khoản chi phí chênh lệch tỷ giá còn treo chưa được tính vào giá điện.

TheoVietnamnet

Các tin khác


Gấp rút thi công cầu Hòa Bình 3

(HBĐT) - Công trình cầu Hòa Bình 3 là dự án trọng điểm của TP Hòa Bình. Dự án được khởi công vào năm 2016 với tổng mức đầu tư gần 435 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án cầu Hòa Bình 3 đạt khối lượng thực hiện trên 260 tỷ đồng. Nhà thầu đang gấp rút triển khai các hạng mục nhằm đảm bảo hoàn thành công trình đưa vào sử dụng trong năm 2019.

Agribank Hòa Bình ký kết hợp đồng tín dụng đầu tư dự án Thủy điện công suất 49,6 MW

(HBĐT) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tỉnh Hòa Bình, Agribank tỉnh Sơn La và Công ty TNHH Xuân Thiện Sơn La tổ chức lễ ký kết Hợp đồng tín dụng Dự án đầu tư Thủy điện Suối Sập 2A công suất 49,6 MW.

Thành phố Hòa Bình kiểm soát chặt "đầu vào" sản phẩm thịt lợn trong cao điểm dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Chỉ đảm bảo được khoảng 25% sản lượng tự cung ứng, thị trường thành phố Hòa Bình mỗi ngày có tới 75% sản lượng thịt lợn phải nhập từ các tỉnh bên ngoài vào, chủ yếu là Phú Thọ và thành phố Hà Nội. Trong cao điểm dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), việc kiểm soát chất lượng, nguồn gốc sản phẩm thịt lợn là vấn đề người tiêu dùng quan tâm, lo lắng.

Hiệu quả mô hình sinh kế của phụ nữ xóm Chiềng

(HBĐT) - Chiềng là xóm trung tâm xã Lỗ Sơn, xã vùng sâu khó khăn của huyện Tân Lạc. Xóm có 53 hộ, 238 nhân khẩu, Chi hội Phụ nữ xóm có 54 hội viên. Trong những năm qua, Chi hội Phụ nữ xóm có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Một trong những hoạt động thiết thực nhất là thành lập mô hình sinh kế "Nhóm chăn nuôi lợn, bò sinh sản giống bản địa”.

Huyện Yên Thủy chủ động ứng phó dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh thông qua công tác tuyên truyền, vận động, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc DTLCP tại địa bàn và xử lý triệt để, không để lây lan ra diện rộng. Giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đến nhiệm vụ phát triển KT-XH, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường do tiêu hủy lợn và các sản phẩm của lợn. Giữ vững ổn định tốc độ chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.

2 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng 15% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Trong tháng 2, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, tăng trưởng cao. Nguồn cung hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ so với tháng trước do có nhiều ngày nghỉ Tết Nguyên đán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục