(HBĐT) - Cách đây hơn 3 năm, người dân khắp vùng Mường Động hân hoan đón nhận nhãn hiệu tập thể "Nhãn Sơn Thủy" (Kim Bôi), khẳng định niềm tự hào, uy tín của sản phẩm trên thị trường. Từ 2,5 ha ban đầu, vùng nhãn xã Sơn Thủy hiện đã mở rộng lên hàng trăm ha, trong đó khoảng 70 ha ở thời kỳ kinh doanh, cho thu nhập bình quân trên 250 triệu đồng/ha/năm.


 Sản phẩm cam, bưởi hữu cơ Mường Động được người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội quan tâm. Ảnh chụp tại Tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn Hòa Bình tại Hà Nội năm 2018.

 Đây cũng là nhãn hiệu tập thể đầu tiên của huyện được chứng nhận bảo hộ sản phẩm, mở ra hướng đi mới cho các sản phẩm nông sản chủ lực khác của địa phương.

Tháng 11/2017, từ kết quả nghiên cứu đề tài Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Cam Mường Động", "Bưởi Mường Động" cho sản phẩm cam, bưởi của huyện Kim Bôi, toàn huyện có 23/27 xã, thị trấn trồng cam với tổng diện tích khoảng 439 ha. Diện tích trồng cam lớn nhất tại các xã: Mỵ Hòa 123 ha, Kim Sơn 71 ha, Vĩnh Tiến 68 ha, Tú Sơn 65 ha. Vùng trồng bưởi cũng phát triển mạnh ở 24/27 xã, thị trấn với tổng diện tích khoảng 619 ha. Bưởi được trồng nhiều ở các xã: Đú Sáng 113 ha, Mỵ Hòa 79 ha, Tú Sơn 62 ha. Cùng thời điểm đó, với diện tích 198 ha cam, 116 ha bưởi đang cho thu hoạch ổn định, doanh thu toàn huyện đạt 460 tỷ đồng/năm. Với 2 loại cây trồng trên, người dân thu về mỗi năm từ 400 - 500 triệu đồng/ha.

Mặc dù cam, bưởi vùng Mường Động có chất lượng tốt, phương thức trồng phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay (sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ) nhưng đang chịu sức ép của trên 30 vùng cam, bưởi đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm chưa có các dấu hiệu nhận biết trên thị trường dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Đồng thời, chưa có các liên kết ngang, dọc theo chuỗi giá trị nhằm giảm chi phí sản xuất, quản lý môi trường sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ. Đây là những cơ sở khoa học và thực tiễn để năm 2018 - 2019, UBND huyện Kim Bôi phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp (Casrad) xây dựng thương hiệu "Cam Mường Động" và "Bưởi Mường Động".

Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Sau nhãn Sơn Thủy, huyện đang triển khai xây dựng nhãn hiệu tập thể "Cam Mường Động" và "Bưởi Mường Động", tích cực phối hợp với các ngành chức năng xây dựng, hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho người sản xuất về sở hữu trí tuệ, quản lý chất lượng, chuỗi giá trị... Mục tiêu đến cuối năm 2019, sản phẩm cam, bưởi Kim Bôi sẽ được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Để xúc tiến, huyện tập trung xây dựng, vận hành hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và các công cụ đi kèm (các quy chế, quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, hệ thống truy xuất nguồn gốc, hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá...). Tăng cường kết nối giữa sản xuất và thị trường theo chuỗi giá trị để đảm bảo thu nhập ổn định, quy hoạch vùng trồng và xác định giống có chất lượng.

Kế tiếp những nỗ lực xây dựng nhãn hiệu tập thể "Nhãn Sơn Thủy", "Cam Mường Động", "Bưởi Mường Động", ở giai đoạn 2019 - 2020, huyện tiếp tục ưu tiên cho sản phẩm nông sản chủ lực khác, đó là "Sả Hùng Tiến". Vùng trồng sả Hùng Tiến hiện có diện tích 40 ha với khoảng 115 hộ tham gia trồng. Ngoài thị trường tiêu thụ ổn định còn hình thành cơ sở chiết xuất tinh dầu sả ngay tại vùng nguyên liệu. Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện, địa phương vừa đăng ký 14 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tại các xã. Bên cạnh các sản phẩm đã được chứng nhận nhãn hiệu tập thể và xúc tiến để được chứng nhận bảo hộ, một số sản phẩm khác như mật ong Thượng Tiến, hạt dổi Nuông Dăm, rau an toàn Nam Thượng... cũng sẽ là nguồn xây dựng thương hiệu nhãn hiệu tập thể trong những năm tiếp theo.

 

                                                                       Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục