(HBĐT) - Những năm qua, từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), cơ sở hạ tầng, diện mạo những vùng khó khăn trên địa bàn huyện Kim Bôi ngày càng cải thiện.


Tại các xã, thôn được đầu tư theo Chương trình 135, những công trình giao thông, thủy lợi, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng và hạng mục công trình khác được xây dựng đã phát huy hiệu quả tốt, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Thống kê trong 5 năm trở lại đây, từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện đã có hơn 30 km đường giao thông được làm mới và sửa chữa; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp và làm mới 73 công trình thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu cho gần 1.000 ha lúa; xây dựng nhiều phòng học cho trường mầm non, tiểu học, THCS, nhà văn hóa, nước sinh hoạt... với tổng mức đầu tư gần 97 tỷ đồng.


Từ nguồn vốn đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhà văn hóa xã Hợp Kim được xây dựng làm nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân trên địa bàn.

Cùng với đó, công tác duy tu, bảo dưỡng công trình được tiến hành thường xuyên nhằm đề phòng hư hỏng từng chi tiết, bộ phận công trình. Từ nguồn kinh phí thông qua, Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi đã hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình nhằm duy trì hoạt động bình thường.

Những công trình xây dựng phục vụ lợi ích chung trong phạm vi xã, thôn do UBND xã quản lý được sử dụng kinh phí hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng của chương trình để thực hiện. Trong giai đoạn 2014 - 2019, UBND huyện Kim Bôi được giao trên 5,3 tỷ đồng với 263 công trình các loại được duy tu, bảo dưỡng.

Nhiều dự án đầu tư với kinh phí hàng chục tỷ đồng gồm: hỗ trợ máy móc phục vụ sản xuất, như máy cày bừa, máy bơm nước, thuỷ luân, phun thuốc trừ sâu, phát điện, máy thái thức ăn gia súc; hỗ trợ kinh phí mua trâu, bò sinh sản... được nhân dân các xã vùng khó khăn đồng tình ủng hộ.

Song song với đó, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng các mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất... Qua đó, đã phát huy được hiệu quả, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm.

Theo đồng chí Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng Dân tộc huyện Kim Bôi: Nhờ quan tâm đầu tư vào hạ tầng cơ sở, diện mạo Kim Bôi ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của bà con được nâng lên rõ rệt, nhất là về các hạng mục điện, đường, trường, trạm. Điều đó củng cố thêm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong đồng bào dân tộc trên địa bàn.


Hồng Trung


Các tin khác


Dự kiến dồn điền, đổi thửa 50 ha trong năm 2019

(HBĐT) - UBND huyện Đà Bắc vừa ban hành Kế hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐ, ĐT) trên địa bàn huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, dự kiến ngay trong năm 2019 sẽ triển khai thực hiện DĐ, ĐT tại 5 xã Tu Lý, Hào Lý, Mường Chiềng, Đồng Chum và Tân Pheo, với quy mô 10ha/xã, tổng diện tích là 50 ha.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý I ước đạt 7.933 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Sở Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý I năm 2019 đạt 7.933 tỷ đồng, thực hiện 25,06% kế hoạch năm, tăng 19,47% so với cùng kỳ.

Hiệu quả hoạt động liên kết đối tác sản xuất Dự án giảm nghèo

(HBĐT) - Nông dân các xã vùng Dự án giảm nghèo của huyện Yên Thủy như Lạc Lương, Bảo Hiệu, Đa Phúc, Hữu Lợi đã thực hiện liên tiếp 5 vụ trồng mía liên kết đối tác sản xuất đem lại kết quả thành công.

Huy động trên 3 tỷ từ các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế

(HBĐT) - Quý I, năm 2019, Hội LHPN các cấp trong tỉnh thực hiện hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Tập đoàn Quế Lâm thăm và làm việc với huyện Lương Sơn về phát triển nông nghiệp hữu cơ

(HBĐT) - Ngày 11/4, đoàn công tác của tập đoàn Quế Lâm - TP Huế do ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với huyện Lương Sơn về chủ trương hợp tác trong phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC).

Tín hiệu vui từ cải thiện môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Sau 2 năm (2016, 2017), tỉnh ta xếp thứ 52/63 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) với điểm số lần lượt là 56,8 và 59,42, năm 2018, theo báo cáo vừa được công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chỉ số PCI của tỉnh đạt 61,73 điểm, xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2017. Đây có thể xem là tín hiệu vui của tỉnh khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục