(HBĐT) - Tận dụng điều kiện tự nhiên, lợi thế của địa phương, những năm qua, Đảng bộ và chính quyền xã Mãn Đức (Tân Lạc) đã tập trung chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, đa dạng theo hướng chuyên canh, từng bước ứng dụng KH-KT vào sản xuất. Trong đó, cây có múi đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân nơi đây.
Năm 2018, gia đình bà Nguyễn Thị Viên, xóm Thanh Đức, xã Mãn Đức (Tân Lạc) thu về 450 triệu đồng từ trồng cam, bưởi.
Cây cam, bưởi trên địa bàn xã đã được người dân trồng từ lâu. Bắt đầu từ các hộ trồng nhỏ lẻ, hiện tại đã mở rộng ra toàn xã với tổng diện tích 120 ha. Riêng từ đầu năm 2019 đến nay, xã trồng mới 14 ha, diện tích cho thu hoạch hàng năm trung bình từ 30 - 50 ha gồm chủ yếu bưởi đỏ, bưởi Diễn, cam Canh, cam V2... Dù chưa có nhiều mô hình xây dựng theo tiêu chuẩn VietGAP, song các hộ đều hướng sản phẩm đến tiêu chí nông sản sạch, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chú trọng hơn vào các chế phẩm sinh học, thân thiện với môi trường. Trong năm 2018, toàn xã thu hoạch 35 ha cam, bưởi với giá cả ổn định, đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều gia đình. Cây có múi tại địa bàn đang tỏ rõ hiệu quả vượt trội, giá trị gấp nhiều lần so với các loại cây trồng truyền thống khác.
Đồng chí Bùi Văn Lon, Chủ tịch UBND xã Mãn Đức cho biết: "Xác định phát triển cây có múi là nhiệm vụ quan trọng, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động địa phương, thời gian qua, xã đã chỉ đạo người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, xây dựng vùng chuyên canh cây có múi theo đúng quy hoạch, phù hợp với điều kiện tự nhiên, lợi thế của địa phương. Tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 30% trong cơ cấu kinh tế của địa phương, nhưng đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân".
Tiêu biểu có xóm Thanh Đức phát triển mạnh mẽ với hơn 40 hộ trồng cây có múi, tổng diện tích 35 ha, hộ trồng ít thì 1.000-2.000m2, hộ nhiều 1 - 2ha. Vụ vừa rồi, các vườn đều cho năng suất cao, chất lượng tốt, bán được giá. Thăm vườn nhà bà Nguyễn Thị Viên, xóm Thanh Đức với diện tích 1,8 ha. Bà Viên cho biết: "Năm 2014, gia đình tôi chuyển đổi diện tích lúa, ngô sang trồng bưởi đỏ, bưởi Diễn và cam. Nhờ mạnh dạn vay vốn đầu tư giống, hệ thống nước tưới, xây dựng mô hình theo hướng nông sản sạch, mỗi vụ thu hoạch cam, bưởi đều cho chất lượng cao, được giá. Năm 2018, gia đình thu về 450 triệu đồng từ cây ăn quả".
Nhằm phát triển cả về quy mô và chất lượng, tạo sự bền vững cho mô hình, xã đã thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn vay, cải tạo vườn tạp, kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả, từng bước xây dựng vùng chuyên canh cây có múi. Khuyến khích người dân xây dựng các mô hình theo tiêu chí sản phẩm sạch, sử dụng các biện pháp sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tăng cường mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Đồng chí Bùi Văn Lon, Chủ tịch UBND xã Mãn Đức cho biết thêm: "Nhằm tiếp tục xây dựng vùng cây có múi mạnh cả về quy mô và chất lượng, xã sẽ tiếp tục vận động người dân mở rộng diện tích trồng cây có múi, tổ chức các lớp tập huấn đưa KH-KT vào sản xuất, từng bước xây dựng các mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP. Sớm thành lập HTX cây có múi nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, giúp người dân nâng cao thu nhập, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn".
Hoàng Anh
(HBĐT) - Những năm gần đây, Đảng ủy, UBND thị trấn Bo tập trung lãnh đạo, tạo mọi điều kiện cho các ngành nghề ở địa phương phát triển. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), thương mại không ngừng phát triển, đời sống người dân được nâng cao.
(HBĐT) - Tiếp tục thực hiện phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị, huyện Cao Phong đã mở rộng phạm vi dự án hỗ trợ sản xuất tiêu thụ cam theo hướng nâng cao chứng nhận chất lượng và quản lý thương hiệu năm 2018 - 2019.
(HBĐT) - UBND huyện Đà Bắc vừa ban hành Kế hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐ, ĐT) trên địa bàn huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, dự kiến ngay trong năm 2019 sẽ triển khai thực hiện DĐ, ĐT tại 5 xã Tu Lý, Hào Lý, Mường Chiềng, Đồng Chum và Tân Pheo, với quy mô 10ha/xã, tổng diện tích là 50 ha.
(HBĐT) - Theo Sở Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý I năm 2019 đạt 7.933 tỷ đồng, thực hiện 25,06% kế hoạch năm, tăng 19,47% so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Nông dân các xã vùng Dự án giảm nghèo của huyện Yên Thủy như Lạc Lương, Bảo Hiệu, Đa Phúc, Hữu Lợi đã thực hiện liên tiếp 5 vụ trồng mía liên kết đối tác sản xuất đem lại kết quả thành công.
(HBĐT) - Quý I, năm 2019, Hội LHPN các cấp trong tỉnh thực hiện hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế.