(HBĐT) - Thông qua việc xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh cho thu nhập cao, Đội Lâm trường Tu Lý (trực thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình) đã định hướng và giúp người dân vùng cao Đà Bắc chuyển biến nhận thức trong phát triển kinh tế từ rừng.


Cán bộ Đội lâm trường Tu Lý (Đà Bắc) hướng dẫn người dân thực hiện mô hình thâm canh rừng.

Năm 2019 là năm thứ hai Đội Lâm trường Tu Lý triển khai thử nghiệm mô hình trồng bạch đàn mô. Nguồn giống nuôi cấy mô được sản xuất ngay tại Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình, có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh, chiều cao bình quân mỗi năm tăng bình quân 2,5 - 3m, khả năng chịu hạn, chịu rét, chống đổ tốt. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc cũng đã thử nghiệm mô hình, thời gian từ trồng cho đến thu hoạch là 7 - 8 năm, đường kính bình quân đạt 16 cm, thu nhập bình quân đạt 120 - 150 triệu đồng/ha, cao gấp 2,5 - 3 lần so với trồng các giống thông thường. Đội đã đưa vào trồng trên diện tích khoảng 10 ha, hình thức sản xuất liên kết giữa Đội và các nhóm hộ.

Việc triển khai các mô hình trồng rừng trong nhiều năm qua cũng được lựa chọn thực hiện theo hướng liên kết. Đội có 6 cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất, làm nhiệm vụ quản lý và tổ chức thi công. Phía Đội cung cấp nguồn giống, vật tư, giám sát kỹ thuật. Thực hiện trồng, chăm sóc là người lao động địa phương được Đội trả lương thời vụ với mức chi trả 180.000- 200.000 đồng/ngày công. Hàng năm, Đội luôn đảm bảo thực hiện đúng và vượt kế hoạch trồng rừng được huyện phân bổ chỉ tiêu (từ 70 - 100 ha rừng/năm), mỗi năm tạo việc làm cho khoảng 8.500 lượt lao động.

Theo đồng chí Trịnh Văn Kiên, Đội trưởng Đội Lâm nghiệp Tu Lý, kể từ khi thành lập cho đến nay, Đội đã tập trung xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh, qua đó, định hướng cho người dân áp dụng thực hành thâm canh trong sản xuất. Với đặc điểm điều kiện kinh tế, thu nhập của nhân dân địa phương, mô hình được Đội lựa chọn là trồng rừng gỗ nhỏ, chù kỳ sản xuất 7 - 8 năm thay vì mô hình trồng rừng gỗ lớn có chu kỳ kéo dài trên 10 năm. Các loại giống thâm canh là cây bạch đàn cao sản và keo tai tượng nguồn gốc nước ngoài. Về đầu tư chi phí ở năm đầu vào khoảng 25 triệu đồng/ha, năm thứ 2 khoảng 9 triệu đồng/ha, năm thứ ba khoảng 4,5 triệu đồng/ha. Ở những năm sau gần như không phát sinh chi phí mà chỉ phải bỏ công bảo vệ. Hạch toán sau chu kỳ 7 năm cho khai thác đạt thu nhập bình quân 85 triệu đồng/ha. So sánh mô hình trồng rừng thâm canh với các giống rừng trồng sản xuất trong dân như bồ đề, trẩu, keo lai thì thu nhập mang lại cho người dân cao hơn 1,7 - 1,8 lần.

Tháng 5 là tháng cao điểm trồng rừng. Thực hiện các liên kết với nhóm hộ, Đội Lâm trường Tu Lý tích cực chuẩn bị hiện trường sản xuất, phát dọn, cuốc hố, bỏ phân. Theo kế hoạch trồng rừng được giao của năm là 100 ha, Đội phấn đấu hoàn thành mục tiêu trước tháng 8/2019. Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó phòng NN & PTNT huyện cho rằng: Mô hình lâm nghiệp trồng cây gỗ nhỏ được Đội Lâm trường Tu Lý triển khai từ nhiều năm nay đã định hướng cơ bản về tư duy, nhận thức và chuyển biến về phương thức trồng rừng kinh tế của người dân. Đặc biệt là mô hình thử nghiệm trồng bạch đàn cao sản giống nuôi cấy mô đang được người trồng rừng quan tâm. Trong tổng diện tích trồng rừng mới hàng năm của huyện từ 800 ha trở lên/năm, Đội Lâm trường Tu Lý luôn đảm bảo diện tích trồng mới 100 ha được giao theo kế hoạch, góp phần phát triển và duy trì độ che phủ rừng của huyện đạt 61%.

 Bùi Minh


Các tin khác


Đổi mới, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành

(HBĐT) - Với 61,73 điểm, tỉnh ta đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018, tăng 4 bậc so với năm 2017. So với năm trước, trong 10 chỉ số thành phần, tỉnh ta có 7 chỉ số tăng điểm gồm: Tính năng động của chính quyền tỉnh; tiếp cận đất đai; chi phí thời gian; cạnh tranh bình đẳng, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; chi phí không chính thức. 3 chỉ số giảm điểm gồm: Chi phí gia nhập thị trường; tính minh bạch và đào tạo lao động.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019

Chiều 2-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 do Chính phủ và Ban Kinh tế T.Ư phối hợp tổ chức.

Mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 985 đồng, xăng RON 95 thêm 956 đồng sau điều chỉnh từ 16h chiều nay.

Thông tin từ liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá bán lẻ xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tục từ giữa tháng 3. Cụ thể, xăng E5 RON 92 tăng thêm 985 đồng một lít, xăng RON 95 mức tăng 956 đồng. Các mặt hàng dầu cũng tăng 311 - 385 đồng một lít, kg tuỳ loại.

Tập trung phòng trừ sâu, bệnh hại lúa vụ xuân

(HBĐT) - Sở NN&PTNT cho biết, trong thời gian tới, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, khả năng sẽ có đợt không khí lạnh, kèm theo hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, mưa đá, giông, lốc xoáy. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu, bệnh bùng phát gây hại trên các trà lúa.

Toàn tỉnh có 259 món vay trên 50 triệu đồng

(HBĐT) - Theo NHCSXH tỉnh, thực hiện Công văn số 866/NHCS-TDNN ngày 22/2/2019 của NHCSXH Việt Nam về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa các chương trình tín dụng tại NHCSXH bao gồm: Chương trình cho vay hộ nghèo; hộ cận nghèo; chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo và chương trình cho vay phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016, trong tháng 3, NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện rà soát các đối tượng đủ điều kiện để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Huyện Lạc Sơn đưa vốn ưu đãi đến gần dân

(HBĐT) - Những năm qua, trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tín dụng ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai là nguồn lực quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, qua đó làm thay đổi nhận thức của người dân, giúp họ dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn vay vốn để tập trung đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục