(HBĐT) - Ngày 16/5, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh đã phối hợp với Công ty máy động lực và máy kéo Việt Nam tổ chức bàn giao máy nông nghiệp cho hội viên nông dân xã Hào Lý, huyện Đà Bắc. Tham dự buổi trao máy có lãnh đạo Hội Nông Dân tỉnh, đại diện Công ty máy kéo Việt Nam, lãnh đạo Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh.
Theo đó, 8 chiếc máy nông nghiệp nhãn hiệu BS86-8 mã
lựcvới tổng trị giá hơn 130 triệu đồng đã được trao cho 8 hội viên nông
dân xã Hào Lý. Đây là loại máy có nhiều công dụng như làm cỏ, cày, đánh luống,
bơm nước với ưu điểm nhỏ gọn, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện canh tác ở khu
vực đồi núi, ruộng bậc thang của huyện.
Lãnh đạo Hội Nông dân
tỉnh, đại diện Công ty máy động lực và máy kéo Việt Nam, Trung tâm Dạy nghề và
Hỗ trợ nông dân tỉnh bàn giao máy nông nghiệp cho các hội viên nông dân.
Sau khi tiếp nhận, đại diện Công ty máy động lực và máy kéo
Việt Nam đã hướng dẫn chi tiết kỹ thuật sử dụng máy cho các hội viên nông dân.
Được biết, hoạt động này nằm trong chương trình phối hợp giữa Hội Nông
dân Việt Nam và Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam về
việc tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, nông dân sử dụng máy
móc trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, giai đoạn
2016 - 2020.Đến thời điểm này, Hội đã phối hợp hỗ trợ và cung cấp gần 100
máy nông nghiệp các loại cho các hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh, trong đó,
riêng huyện Đà Bắc là hơn 40 máy.
Tiếp tục triển khai chương trình,thời gian tới, Trung
tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp mở lớp hướng dẫn kỹ
thuật máy nông nghiệp và hỗ trợ mua máy cho hội viên nông dân các huyện, thành
phố trên địa bàn tỉnh.
P.L
(HBĐT) - Phong trào thi đua "Dân vận khéo” được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tạo được hiệu quả rõ rệt. Nhiều địa phương, đơn vị có những cách làm sáng tạo trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình dân vận khéo, góp phần phát huy quyền làm chủ, tính chủ động của người dân, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn đã có những giải pháp cụ thể thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 11/5/2012 và Kết luận số 174- KT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng độ thị Lương Sơn, thực hiện mục tiêu xây dựng vùng trung tâm huyện trở thành đô thị loại IV.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh giai đoạn 2018 - 2020, huyện Lạc Thủy đăng ký 4 sản phẩm tham gia OCOP năm 2019 chủ yếu ở nhóm sản phẩm thực phẩm, gồm: sản phẩm chè Sông Bôi của Công ty TNHH MTV Sông Bôi tại thôn A1, xã Cố Nghĩa; sản phẩm cam Lạc Thủy của 4 hộ: Phạm Thị Lan, thôn Tân Phú, xã Phú Thành; Ngô Đình Khởi, thôn Liên Phú 1, xã An Lạc; Bùi Văn Chung, thôn Đồng Thung, xã Cố Nghĩa; Vũ Duy Tân, thôn Đồng Huống, xã Liên Hòa; sản phẩm gà Lạc Thủy của HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy, thôn An Sơn 1, xã An Bình; sản phẩm kim chi măng của Công ty cổ phần nông lâm sản Kim Bôi, thôn Vai, xã Thanh Nông.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2019, mục tiêu của tỉnh phấn đấu thực hiện điểm 8-10 sản phẩm OCOP và giao các huyện, thành phố xây dựng thành công 36 sản phẩm OCOP được công nhận.
(HBĐT) - Ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp thương mại, người dân tham gia, ủng hộ chương trình; thị hiếu tiêu dùng thay đổi, trọng thương hiệu Việt hơn các thương hiệu quốc tế đối với nhiều mặt hàng; tỷ lệ tiêu dùng hàng Việt tăng cao so với giai đoạn trước... Đó là những hiệu ứng tốt đẹp sau 10 năm triển khai thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, dịch vụ có lợi thế để gia tăng giá trị nông sản, góp phần nâng cao đời sống người dân. Để OCOP đi đúng hướng, huyện Tân Lạc vận động sự vào cuộc với quyết tâm cao nhất của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân. Hiện, huyện đang tiến hành những bước đầu tiên để nhanh chóng xúc tiến triển khai Đề án OCOP. Đây được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương. Đồng thời, góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển theo hướng gia tăng giá trị, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.