(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã vận động nhiều nguồn lực đầu tư thực hiện tốt công tác quy hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐ,ĐT), xây dựng các cánh đồng mẫu lớn. Năm 2012, huyện thực hiện thí điểm thành công DĐ,ĐT tại 4/5 thôn của xã Lạc Long với diện tích 86,4 ha, gồm 305 hộ tham gia.


Hộ ông Nguyễn Văn Minh, thôn Chéo Vòng, xã Lạc Long (Lạc Thủy) sau dồn điền, đổi thửa đầu tư trồng rau an toàn luân canh 3 vụ/năm cho hiệu quả kinh tế cao.

 Trên cánh đồng thôn Chéo Vòng, xã Lạc Long, ông Nguyễn Văn Minh đang lắp máy bơm tưới phun mưa cho cánh đồng rau an toàn. Trước đây, gia đình ông Minh cũng như các hộ chủ yếu trồng ngô, từ năm 2012, thực hiện chủ trương DĐ,ĐT trồng luân canh 1 năm 3 vụ với các loại cây có giá trị kinh tế cao như: rau bí, dưa chuột, cà pháo. Với diện tích 1.444 m2 của 8 hộ dồn lại trước đây chủ yếu trồng ngô cho thu nhập 1,5 triệu đồng/sào, nay chuyển sang trồng rau bí cho thu nhập 6 triệu đồng/sào, gấp 4 lần so với trồng ngô.

Năm 2018, huyện hỗ trợ 300 triệu đồng cho xã Lạc Long xây dựng hệ thống bơm tưới. Nhờ DĐ,ĐT đã tạo thuận lợi để đưa máy móc vào đồng ruộng. Trước đây, mỗi hộ có 5-6 thửa, sau khi dồn đổi còn 2,58 thửa/hộ, giảm 3,17 thửa so với khi chưa thực hiện DĐ,ĐT. Trong quá trình thực hiện, xã Lạc Long đã vận động nhân dân hiến 0,25 ha đất để làm thủy lợi và giao thông nội đồng, thuận tiện cho việc canh tác của nhân dân.

Hết năm 2018, toàn huyện có 5/15 xã, thị trấn đã triển khai thực hiện DĐ,ĐT với 612 hộ dân tham gia trên diện tích 130,61 ha. Bước đầu, những nơi thực hiện DĐ,ĐT đã có tác động tích cực đến sản xuất trồng trọt, khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất bình quân từ 7-9 thửa/hộ giảm còn 1-3 thửa/hộ. Việc DĐ,ĐT tại huyện Lạc Thủy thời gian qua đã tạo thuận lợi cho nông dân tích tụ đất đai, mạnh dạn đưa cơ giới hóa, KHKT vào đồng ruộng, mở hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa giá trị cao. Việc tổ chức sản xuất, gieo trồng trên thửa đất mới thuận lợi, nhanh chóng, giảm được chi phí về nhân công, trước đây là 6 công lao động/sào, nay còn 4 công lao động/sào. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân về phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới thông qua việc hiến đất, đóng góp ngày công lao động, kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện DĐ,ĐT ở Lạc Thủy bộc lộ một số khó khăn như: Diện tích đất sản xuất trồng trọt manh mún, nhỏ lẻ, địa hình chia cắt; tập quán canh tác của người dân vẫn mang tính tự phát, sản xuất chưa theo quy hoạch, kế hoạch. Các địa phương chưa thực sự quyết liệt trong công tác DĐ,ĐT. Nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thấp, trong khi khả năng huy động nguồn lực trong dân không nhiều; đặc biệt kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ công tác đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hạn chế...

Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: DĐ,ĐT nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tạo thuận lợi cho việc liên kết sản xuất, ứng dụng KHKT, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, gắn việc DĐ,ĐT với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp. Huyện phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% xã thực hiện DĐ,ĐT, đến năm 2025 có 60% xã cơ bản hoàn thành việc DĐ,ĐT. Theo đó, giai đoạn 2019 - 2020 thực hiện DĐ,ĐT ở 10 xã, thị trấn với diện tích 220 ha, kinh phí dự kiến 16,3 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 - 2025 triển khai thực hiện tại các địa bàn còn lại với diện tích 514,39 ha, nâng diện tích DĐ,ĐT toàn huyện là 1.020 ha, chiếm 14,15% diện tích đất nông nghiệp, kinh phí dự kiến 70.450 triệu đồng. Để thực hiện chủ trương trên, các địa phương đã thực hiện tốt việc họp dân để tuyên truyền, vận động và phân tích lợi ích thiết thực trong việc DĐ,ĐT. Cùng với các nguồn lực khác, năm nay, huyện Lạc Thủy sẽ ưu tiên bố trí nguồn vốn để tiếp tục hỗ trợ các địa phương quy hoạch, DĐ,ĐT, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, góp phần thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới.


Đinh Thắng

Các tin khác


Xã Hào Lý nỗ lực thực hiện tiêu chí thu nhập

(HBĐT) - Xác định thu nhập là tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Để thực hiện được tiêu chí này, cấp ủy, chính quyền xã Hào Lý (Đà Bắc) đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển các mô hình kinh tế. Theo thống kê năm 2018, thu nhập bình quân toàn xã đạt 22 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 29,16%. Qua đó, từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Trải nghiệm hàng trăm loại trái cây thơm ngon của vùng đất trù phú Phương Nam

Diễn ra từ ngày 1-6 đến hết 31-8, Lễ hội trái cây Nam Bộ năm 2019 do Sở Du Lịch TP.Hồ Chí Minh phối hợp Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương cùng phối hợp tổ chức. Đây là cơ hội lớn để du khách trong và ngoài nước ghé thăm TP và trải nghiệm hàng trăm loại trái cây của vùng đất trù phú này.

Tuần phục hồi ấn tượng của thị trường vàng trong nước

Giá vàng trong nước tuần qua liên tục diễn biến đi ngang và giảm ở các phiên đầu và giữa tuần.

Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng ước đạt trên 316,8 triệu USD

(HBĐT) - Tháng 5, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh duy trì tăng trưởng khá, ước đạt 83,385 triệu USD, tăng 21,2% so với tháng trước.

Trên 59 tỷ đồng hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2019

(HBĐT) - Ngày 17/5, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1005/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2019.

Vốn chính sách đồng hành cùng nông dân xã Vũ Lâm

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn chính sách ở xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) đã phát huy hiệu quả trong thực hiện các chương trình tín dụng, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Nguồn vốn vay đã đem lại cho nhiều hộ cơ hội nâng cao thu nhập, giảm nghèo, đem lại cuộc sống ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục