(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Thủy có 3 HTX hoạt động quản lý, kinh doanh bán lẻ điện nông thôn. Theo đánh giá của UBND huyện, lưới điện HTX quản lý đều là lưới điện hạ áp do Dự án Re II đầu tư và đang trong thời gian trả nợ vốn vay của HTX nên việc đầu tư cải tạo hạn chế, một số khu vực, đường dây 0,4 kV kéo dài chưa được đầu tư đồng bộ. Vì thế, công suất, chất lượng điện không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là trong mùa nắng nóng. 




Trạm biến áp xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) đã đầu tư nâng cấp, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu dùng điện của người dân.  

Vào giờ cao điểm từ 17 - 20 h hàng ngày, gia đình ông Khuất Văn Minh, xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương lại khốn đốn vì điện yếu. Bật công tắc điện, nhưng phải chờ đến 15 phút sau, bóng điện trong nhà mới bắt đầu sáng. Quạt bật không quay, điện chập chờn lúc có, lúc không. Không chỉ nhà ông Minh, nhiều hộ dân ở xã Ngọc Lương cùng chịu chung tình cảnh trên. Ông Khuất Đình Vọng, Trưởng xóm Đại Đồng cho biết: Từ nhiều năm nay, người dân trong xóm khổ sở vì điện yếu, mùa hè nắng nóng nhưng quạt điện không bật được, điện tối tù mù, vào ngày cao điểm thì mất điện hàng tiếng đồng hồ. Ngay đêm 30 Tết vừa qua, cả xóm mất điện tới 3 lần, mỗi lần mất cũng hàng tiếng đồng hồ. Đầu năm nay, Điện lực đã hỗ trợ thêm một đường dây, tình hình có cải thiện hơn, nhưng còn rất nhiều hộ vẫn đang trong tình cảnh này. 

Theo báo cáo của UBND huyện Yên Thủy, huyện có 3 HTX điện năng với tổng cộng 24 trạm biến áp (TBA) đang hoạt động. Tuy nhiên, do việc đầu tư lưới điện, đặc biệt là đường dây 0,4 kV 1 pha ở các trạm còn hạn chế nên chưa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng điện của người dân. HTX điện năng Ngọc Lương hiện quản lý 10 TBA đang hoạt động với 22 lộ 3 pha. Tại nhiều TBA đường nhánh 1 pha xa nhất là từ 100 - 300 m, vì vậy, nhiều điểm điện áp cuối nguồn chỉ đạt hơn 200 V, có nơi chưa đạt 200 V. Vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, không tránh khỏi điện áp ở cuối nguồn yếu. Tương tự, tại HTX điện năng Yên Trị, đường nhánh 1 pha xa nhất từ 400 - 700 m nên điện áp không đảm bảo. Trong khi đó, từ năm 2015 đến nay, HTX điện năng Ngọc Lương mới đầu tư mới được 2,56 km đường dây 0,4 kV và cải tạo 3,36 km đường dây 0,4 kV; HTX điện năng Yên Trị mới thực hiện đầu tư 0,4 km đường dây 0,4 kV; HTX điện năng Bảo Hiệu đầu tư được 2 km đường dây 0,4 kV. Lưới điện 0,4 kV chưa được đầu tư đồng bộ các đường trục 3 pha, chủ yếu sử dụng dây A50 - A70, đường nhánh 1 pha sử dụng dây A35, bán kính cấp điện xa, tại các xóm như: Khuyển, Nâu, Hiệu (xã Bảo Hiệu) do đường trục 0,4 kV xa nhà dân nên nhiều hộ phải tự kéo điện bằng cột bương, tre, dây dẫn không đảm bảo. Công tác quản lý ở các HTX còn hạn chế, việc duy tu bảo đảm cao trình, phát quang hành lang lưới điện chưa được thực hiện thường xuyên, vì thế, còn nhiều vị trí lưới điện 04 kV chưa đảm bảo an toàn về hành lang. 

Mặt khác, các HTX hiện nay về số lượng thành viên và các chức danh cơ bản đảm bảo theo quy định nhưng đa số chưa được qua đào tạo về công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, chủ yếu qua đào tạo chứng chỉ nghề điện nông thôn. Tại HTX điện năng xã Bảo Hiệu có 7 thành viên, trong đó, 4 người là thành viên HTX điện năng Ngọc Lương, 2 thành viên là người xã Ngọc Lương nên việc kiểm tra, quản lý lưới điện chưa được sâu sát, thường xuyên. 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng dịch vụ điện năng kém là do HTX hiện nay đang trong thời gian trả nợ vốn vay của dự án, vì thế kinh phí đầu tư dành cho phát triển lưới điện chưa có. 

Trước thực tế đó, để đảm bảo nâng cao chất lượng điện trong mùa nắng nóng, huyện Yên Thủy đã yêu cầu HTX bố trí vốn để tiếp tục nâng cấp cải tạo lưới điện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, nhất là ưu tiên cho các vị trí đường dây 0,4 kV do các hộ dân tự kéo; làm việc với ngành Điện lực để có kế hoạch đầu tư thêm TBA đối với các khu vực bán kính cấp điện lớn. Đồng thời, có kế hoạch kiểm tra đối với các HTX điện năng không hiệu quả đề nghị xem xét bàn giao cho Điện lực quản lý. 

 P.L

Các tin khác


Chế tạo máy làm cát nhân tạo để chống “cát tặc”

Đã từng có thời gian khai thác cát cả chính quy và "vận dụng", chứng kiến nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường, thay đổi dòng chảy, sạt lở "bờ xôi ruộng mật" của người dân, ông Trần Văn Đô (trú khu 5, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đã tự nghiên cứu, chế tạo máy làm cát nhân tạo với mong muốn trả lại bình yên cho dòng sông, cũng như chống lại nạn "cát tặc”...

Toàn tỉnh trồng mới trên 3.500 ha rừng tập trung

(HBĐT) - Năm 2019, toàn tỉnh có kế hoạch trồng mới 5.790 ha rừng tập trung. Các địa phương đã chủ động chuẩn bị cây giống lâm nghiệp, tạo mặt bằng để đảm bảo tiến độ trồng rừng. Đến hết tháng 5, toàn tỉnh đã trồng mới 3.515 ha rừng tập trung, đạt 60,7% kế hoạch, tăng trên 1.200 ha so với tháng trước.

Thành phố Hòa Bình và huyện Cao Phong đăng ký 13 sản phẩm, nhóm sản phẩm OCOP năm 2019

(HBĐT) - Trên cơ sở các phiếu đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019 của các HTX, cơ sở sản xuất và các hộ, UBND TP Hòa Bình đã tổ chức xét chọn 9 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019.

Phát triển thương hiệu rau su su Quyết Chiến

(HBĐT) - Thiên nhiên ưu đãi cho xã vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc) tạo ra sản phẩm rau su su sinh trưởng, phát triển tốt, nên sản phẩm có quanh năm và đang khẳng định vị thế rau an toàn trên thị trường. Năm 2008, từ 0,5 ha su su trồng thử nghiệm do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (Sở KH&CN) đầu tư tại xã Quyết Chiến, đến nay, diện tích cây su su tại xã Quyết Chiến đã được nhân rộng lên 60 ha, tập trung chủ yếu ở các xóm Biệng, Bắc Hưng, Cá… Hộ trồng nhiều có 1 - 2 ha, hộ trồng ít cũng khoảng 500 m2.

Huyện Lương Sơn tập trung triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm

(HBĐT) - Với vị trí giao thông thuận lợi, điều kiện tự nhiên và xã hội đa dạng với nhiều sản phẩm nông nghiệp truyền thống, huyện Lương Sơn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lương Sơn quan tâm chỉ đạo thực hiện phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp cộng đồng sản xuất các sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực của huyện.

Quyết tâm chậm nhất đến cuối tháng 6/2019 sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

(HBĐT) - Ngày 4/6, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư hồ chứa nước Cánh Tạng nhằm tìm ra các giải pháp tháo gỡ những vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ Dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục