(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa có thông báo kết thúc vụ thu hoạch sản phẩm cam quả. Vụ sản xuất cam, quýt năm 2018 – 2019, toàn huyện Cao Phong có 3.015,6 ha, trong đó cam, quýt thời kỳ kinh doanh 1.344,6 ha, sản lượng đạt trên 35.000 tấn, chủ yếu tập trung vào một số loại cam như: lòng vàng, Xã Đoài, Sông Con, cam Sành, cam Marrs, đường Canh, quýt Ôn Châu, quýt Cao Phong… Các giống này đã tiêu thụ hết trong năm 2018.
Riêng đối với giống cam V2 là giống chín muộn, thời gian thu hoạch từ tháng 2/2019 đến cuối tháng 5/2019, chiếm khoảng 15% sản lượng. Đến ngày 2/6/2019, các hộ nông dân trên toàn huyện đã thu hoạch xong 100% sản phảm cam quả tại các vườn, kết thúc niên vụ sản xuất cam Cao Phong năm 2018 – 2019.
H.N
(HBĐT) - Với nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh về gan, chống oxy hóa, phong tê thấp, xương khớp..., cây cà gai leo được người dân xã Đa Phúc (Yên Thủy) trồng nhiều năm nay như một vị thuốc quý, đồng thời cũng là nguồn thu nhập của nhiều gia đình. Tiếp tục khẳng định là sản phẩm uy tín trên thị trường, chính quyền xã đã chỉ đạo nhân dân mở rộng diện tích trồng cà gai leo, áp dụng KH-KT, xây dựng cơ sở chế biến nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định đầu ra cho sản phẩm.
Đã từng có thời gian khai thác cát cả chính quy và "vận dụng", chứng kiến nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường, thay đổi dòng chảy, sạt lở "bờ xôi ruộng mật" của người dân, ông Trần Văn Đô (trú khu 5, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đã tự nghiên cứu, chế tạo máy làm cát nhân tạo với mong muốn trả lại bình yên cho dòng sông, cũng như chống lại nạn "cát tặc”...
(HBĐT) - Năm 2019, toàn tỉnh có kế hoạch trồng mới 5.790 ha rừng tập trung. Các địa phương đã chủ động chuẩn bị cây giống lâm nghiệp, tạo mặt bằng để đảm bảo tiến độ trồng rừng. Đến hết tháng 5, toàn tỉnh đã trồng mới 3.515 ha rừng tập trung, đạt 60,7% kế hoạch, tăng trên 1.200 ha so với tháng trước.
(HBĐT) - Trên cơ sở các phiếu đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019 của các HTX, cơ sở sản xuất và các hộ, UBND TP Hòa Bình đã tổ chức xét chọn 9 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019.
(HBĐT) - Thiên nhiên ưu đãi cho xã vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc) tạo ra sản phẩm rau su su sinh trưởng, phát triển tốt, nên sản phẩm có quanh năm và đang khẳng định vị thế rau an toàn trên thị trường. Năm 2008, từ 0,5 ha su su trồng thử nghiệm do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (Sở KH&CN) đầu tư tại xã Quyết Chiến, đến nay, diện tích cây su su tại xã Quyết Chiến đã được nhân rộng lên 60 ha, tập trung chủ yếu ở các xóm Biệng, Bắc Hưng, Cá… Hộ trồng nhiều có 1 - 2 ha, hộ trồng ít cũng khoảng 500 m2.
(HBĐT) - Với vị trí giao thông thuận lợi, điều kiện tự nhiên và xã hội đa dạng với nhiều sản phẩm nông nghiệp truyền thống, huyện Lương Sơn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lương Sơn quan tâm chỉ đạo thực hiện phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp cộng đồng sản xuất các sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực của huyện.