(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có trên 19.100 ha rừng, hơn một nửa diện tích đó là nhãn, vải và cây ăn quả lâu năm. Đây cũng là nguồn thức ăn tự nhiên quý để khai thác ngành ong. Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, những năm qua, nghề nuôi ong tại các xã trên địa bàn huyện Lạc Thủy ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm mật ong của Lạc Thủy có chất lượng cao, được ưa chuộng trên thị trường, trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình.


 

Hộ ông Dương Văn Ưu, thôn Hồng Phong, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) hiện có 200 đàn ong, năm 2018 cho thu 2.000 lít mật ong với thu nhập 200 triệu đồng.

 

Hộ ông Dương Văn Ưu, thôn Hồng Phong, xã Yên Bồng gắn bó với nghề nuôi ong từ năm 1972, hiện có 200 đàn ong. Thời gian đầu, ông Ưu chỉ nuôi 1 - 2 đàn để gia đình dùng là chính. Vừa nuôi, vừa học hỏi kinh nghiệm, đến nay, gia đình ông đã có 200 đàn ong, mỗi năm cho thu khoảng 2.000 lít mật và xẻ đàn bán cho thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm. Ông Ưu chia sẻ: Nghề nuôi ong lấy mật không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và am hiểu về các đặc tính của chúng như xây tổ, chia đàn, có sự hiểu biết sâu về các loài hoa, mùa ong đi lấy mật. Loại cây để ong lấy mật tốt nhất là nhãn, vải, keo, bạch đàn… Mùa rộ mật bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7, đặc biệt là từ tháng 5, các hộ quay mật 2 - 3 lần/tháng. Đối với mùa lạnh, khan phấn hoa cần phải xử lý làm sao để ong không bay mất mới có thể đạt được thành công trong nghề.

Hộ ông Hà Hữu Hướng ở khu 7, thị trấn Chi Nê cũng có kinh nghiệm hơn 40 năm nuôi ong. Hiện, gia đình ông Hướng có 50 đàn ong, năm 2018 thu 500 lít mật ong cho thu nhập 100 triệu đồng. Ông Hướng cho biết: "Đối với nghề nuôi ong, điều quan trọng nhất là chọn ong chúa, nếu ong chúa khỏe mạnh thì đàn ong sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, cho lượng mật cao. Tận dụng nguồn thức ăn dồi dào như hoa keo, nhãn... nên chi phí cho mỗi đàn ong không đáng kể. Bên cạnh đó, việc phòng, chống dịch bệnh cũng được đặt lên hàng đầu. Những năm qua, đúc kết kinh nghiệm từ việc nuôi ong, hướng đến tiêu chí sản phẩm sạch nên sản phẩm mật ong của gia đình tôi luôn được tư thương tin tưởng thu mua. Với giá bán 160.000 đồng/lít, sau khi trừ chi phí, sản phẩm mật ong đem lại cho gia đình thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm".

Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Lạc Thủy. Trước đây, những người nuôi ong trong huyện chủ yếu nuôi với hình thức nhỏ, lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình nuôi ong ngoài lợi ích về kinh tế, tạo việc làm lúc nông nhàn, nên nhiều hộ tích cực học hỏi và triển khai mô hình. Tận dụng lợi thế diện tích rừng và cây ăn quả phong phú, nghề nuôi ong trên địa bàn huyện phát triển mạnh, bình quân mỗi hộ nuôi từ 70 - 80 đàn. Hiện, toàn huyện có 500 hộ nuôi ong với 10.000 đàn. Mỗi năm, sản lượng mật ong của huyện đạt 120 tấn, cho thu nhập trên 20 tỷ đồng.

Nghề nuôi ong không cần nhiều vốn đầu tư, không tốn nhân lực, nhưng đem lại thu nhập ổn định, do đó, không ít người đã chuyển đổi sang nuôi ong. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi kỹ thuật cao, tỉ mỉ trong từng công đoạn, do đó không phải hộ nào cũng có thể theo nghề được. Nhận thấy nghề nuôi ong phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương, các xã trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã khuyến khích bà con nhân rộng đàn kết hợp với trồng rừng để tạo nguồn thức ăn dồi dào cho ong. Rủi ro thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, do đó, nghề nuôi ong đang là một trong những hướng phát triển kinh tế triển vọng. Nghề nuôi ong tập trung và phát triển mạnh ở các xã Yên Bồng, Khoan Dụ, thị trấn Chi Nê. Với định hướng khuyến khích đa dạng các ngành nghề phát triển kinh tế, việc phát triển và nhân rộng mô hình nuôi ong đóng góp đáng kể trong công cuộc giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu các hộ tự tìm đầu ra, chưa có đơn vị bao tiêu sản phẩm. Để nuôi ong lấy mật trở thành hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế, thúc đẩy các hộ nuôi ong mạnh dạn đầu tư, nhân rộng mô hình, các hộ nuôi ong trên địa bàn huyện mong muốn các cơ quan chức năng quan tâm, giúp đỡ để có thể phát triển mô hình một cách bền vững, xây dựng thương hiệu mật ong Lạc Thủy.

 

Đinh Thắng

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc chấp hành pháp luật của các dự án đô thị mới, đô thị sinh thái trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 6/6, Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Văn Đức, UVTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại Sở Xây dựng về tình hình chấp hành pháp luật của các dự án đầu tư xây dựng đô thị mới, đô thị sinh thái trên địa bàn tỉnh.

Sở NN&PTNT tập huấn phòng trừ sâu keo mùa thu

(HBĐT) - Ngày 6/6, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn biện pháp phòng, chống tổng hợp sâu keo mùa thu. Tham gia tập huấn có gần 100 đại biểu thuộc các đoàn thể của tỉnh; đại diện Phòng NN&PTNT, Trạm KNKL các huyện, thành phố và đại diện các xã, xóm có diện tích ngô bị sâu keo mùa thu gây hại mạnh trong sản xuất vụ xuân năm 2019.

Xã Đa Phúc mở rộng diện tích trồng cà gai leo

(HBĐT) - Với nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh về gan, chống oxy hóa, phong tê thấp, xương khớp..., cây cà gai leo được người dân xã Đa Phúc (Yên Thủy) trồng nhiều năm nay như một vị thuốc quý, đồng thời cũng là nguồn thu nhập của nhiều gia đình. Tiếp tục khẳng định là sản phẩm uy tín trên thị trường, chính quyền xã đã chỉ đạo nhân dân mở rộng diện tích trồng cà gai leo, áp dụng KH-KT, xây dựng cơ sở chế biến nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Chế tạo máy làm cát nhân tạo để chống “cát tặc”

Đã từng có thời gian khai thác cát cả chính quy và "vận dụng", chứng kiến nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường, thay đổi dòng chảy, sạt lở "bờ xôi ruộng mật" của người dân, ông Trần Văn Đô (trú khu 5, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đã tự nghiên cứu, chế tạo máy làm cát nhân tạo với mong muốn trả lại bình yên cho dòng sông, cũng như chống lại nạn "cát tặc”...

Toàn tỉnh trồng mới trên 3.500 ha rừng tập trung

(HBĐT) - Năm 2019, toàn tỉnh có kế hoạch trồng mới 5.790 ha rừng tập trung. Các địa phương đã chủ động chuẩn bị cây giống lâm nghiệp, tạo mặt bằng để đảm bảo tiến độ trồng rừng. Đến hết tháng 5, toàn tỉnh đã trồng mới 3.515 ha rừng tập trung, đạt 60,7% kế hoạch, tăng trên 1.200 ha so với tháng trước.

Thành phố Hòa Bình và huyện Cao Phong đăng ký 13 sản phẩm, nhóm sản phẩm OCOP năm 2019

(HBĐT) - Trên cơ sở các phiếu đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019 của các HTX, cơ sở sản xuất và các hộ, UBND TP Hòa Bình đã tổ chức xét chọn 9 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục