(HBĐT) - Tại nhiều huyện trong tỉnh đã xuất hiện sâu keo mùa thu (SKMT) và gây hại khá mạnh trên cây ngô vụ xuân, vụ xuân – hè với khoảng hơn 1.000 ha bị nhiễm. Đây là loại sâu hại mới nổi, có khả năng di trú xa, sức gây hại lớn. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do SKMT trên cây ngô ở vụ hè thu, vụ đông năm 2019 và các vụ tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng và ban hành quy trình phòng, chống tổng hợp SKMT để hướng dẫn các địa phương áp dụng, thực hiện.
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng, chống tổng hợp cho cán bộ cơ quan chuyên môn từ tỉnh đến huyện và nông dân. Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo; phát hiện sớm, chính xác thời điểm phát sinh, cao điểm gây hại của SKMT và tham mưu, đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Thực hiện các thí điểm đồng ruộng tìm ra những loại thuốc BVTV hiệu quả, an toàn để khuyến cáo trong sản xuất…
Các Sở: Tài chính, KH&CN chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT căn cứ khả năng ngân sách và các nhiệm vụ thực hiện để tham mưu xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống gây hại của SKMT; tham mưu và tổ chức, đôn đốc thực hiện tốt việc triển khai đề tài khoa học về SKMT; yêu cầu đơn vị thực hiện đề tài phối hợp chặt với cơ quan chuyên môn để phổ biến, áp dụng ngay các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân cách nhận biết và các biện pháp phòng, chống tổng hợp; đối với những vùng có nguy cơ gây hại nặng cần khuyến cáo nông dân thay thế bằng giống ngô có tính kháng tốt với SKMT (như giống chuyển gen). Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để dịch bệnh lây lan diện rộng gây mất mùa...
H.N
Mặc dù chi phí tăng nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của EVN đạt 8.324 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của EVN đạt 6.800 tỉ đồng.
(HBĐT) - Đoàn Kết là xã đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Đà Bắc. Là xã thuần nông không có ngành nghề phụ, không có doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn, nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Tính đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 55,88%, thu nhập bình quân đạt 17 triệu đồng/người. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhiều năm nay, người dân đã tiếp cận các nguồn vốn vay, trong đó, nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH là động lực để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.
(HBĐT) - Nhằm góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Thủy không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, tạo điều kiện cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lương Sơn, đến hết tháng 5, doanh số cho vay đạt gần 33 tỷ đồng với 1.025 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt trên 22,7 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, NHCSXH tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành triển khai đến người dân trong tỉnh.
(HBĐT) - Những năm gần đây, thị trường ngày càng yêu cầu, đòi hỏi khắt khe hơn về thực phẩm an toàn. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi vùng hồ, đặc sản cá lồng của tỉnh đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Song cùng với việc tăng số lồng nuôi thì vấn đề kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng ATTP mới là yếu tố quyết định "đầu ra" sản phẩm. Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá lồng sông Đà theo chuỗi giá trị được tỉnh xây dựng từ năm 2017 đến nay tiếp tục phát huy hiệu quả, tạo hướng mở để doanh nghiệp, người dân tham gia sản xuất, kinh doanh cá lồng trên vùng hồ sông Đà vươn tới thị trường lớn.